Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ sáu, 13/09/2024 02:21 GMT+7

9 thực phẩm càng dùng càng giảm đường huyết

Biên phòng - Lựa chọn các thực phẩm một cách thông minh không chỉ giúp cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mà quan trọng hơn, chúng còn giúp hạ đường huyết cực hiệu quả. Vậy người tiểu đường nên ăn gì, uống gì để hạ đường huyết nhanh nhất? Tham khảo ngay bài viết sau.

Có nhiều thực phẩm hạ đường huyết cho người tiểu đường

Đường huyết cao nguy hiểm như thế nào?

Khi đường huyết tăng cao, người bệnh không chỉ gặp các triệu chứng khó chịu (tiểu nhiều, khát nhiều, mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân). Nguy hiểm hơn, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng:

- Biến chứng trên tim mạch (Xơ vữa mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não)

- Biến chứng trên thận (suy thận)

- Biến chứng trên mắt (bệnh võng mạc đái tháo đường, đục thủy tinh thể)

- Biến chứng trên thần kinh (Tê bì, châm chích, bỏng rát chân tay)

- Biến chứng bàn chân (loét, hoại tử bàn chân)....

Do đó, việc kiểm soát đường huyết bằng nhiều giải pháp, trong đó có điều chỉnh chế độ ăn uống là rất cần thiết.

Các thực phẩm hạ đường huyết cho người tiểu đường

Để giảm đường huyết hiệu quả, người bệnh tiểu đường nên sử dụng các thực phẩm dưới đây:

Mướp đắng

Các hoạt chất trong mướp đắng có khả năng “bắt chước insulin”, từ đó tăng vận chuyển đường từ máu đến các cơ quan khác và giúp giảm đường huyết. Ngoài ra thảo dược này còn hỗ trợ giảm nhức mỏi mắt, mờ mắt, ngăn ngừa bệnh võng mạc do tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có thể chế biến mướp đắng thành món ăn hàng ngày hoặc uống nước sắc mướp đắng khô. Tuy nhiên lưu ý không ăn nhiều hơn 2 quả mỗi ngày vì có thể gây đau bụng hoặc tiêu chảy.

Mướp đắng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược cho bệnh tiểu đường tuýp 2

Tỏi

Tỏi có khả năng làm giảm đường huyết bằng cách kích thích sản xuất và làm tăng hoạt tính của insulin. Nếu bạn ăn được tỏi sống, hãy dùng 1 - 2 tép tỏi sau khi ăn. Trường hợp không ngửi được mùi tỏi sống, bạn có thể sử dụng các loại tỏi đen (tỏi đã lên men).

Rau lá xanh

Rau lá xanh có chứa nhiều chất xơ nên không làm tăng đường huyết sau ăn đột ngột. Đồng thời, thực phẩm này còn cung cấp các vitamin K, A, C, vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe tổng thể của người bệnh tiểu đường.

Bạn nên ăn rau trước các loại thực phẩm khác trong bữa ăn và ăn khoảng 2,5 chén rau mỗi ngày. Đồng thời, bạn nên lựa chọn các loại rau nhiều màu sắc như: xanh đậm (cải xoăn, rau chân vịt), đỏ hoặc cam (cà rốt, cà chua, ớt đỏ) và thậm chí cả màu tím (cà tím).

Hạt chia

Hạt chia chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, omega -3 và chất xơ hòa tan. Với người tiểu đường, hạt chia giúp phục hồi hệ thống chống oxy hóa và cải thiện khả năng dung nạp glucose, từ đó cũng hỗ trợ hạ đường huyết.

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng hạt chia bằng cách cho 1 thìa hạt chia vào nước lọc với tỉ lệ 1/10 phần, ngâm khoảng 20 - 30 phút sau đó uống. Ngoài ra, bạn có thể trộn hạt chia với sữa chua, ngũ cốc, các món nộm…

Hạt chia là một thực phẩm hạ đường huyết cho người tiểu đường hiệu quả

Quế chi

Người bệnh tiểu đường có thể dùng quế làm gia vị thay thế cho đường. Bởi quế có mùi thơm, vị ngọt, dễ tăng hương vị cho món ăn lại chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết. Bên cạnh đó, việc sử dụng quế thường xuyên còn giúp cải thiện biến chứng tê bì tay chân, đau khớp do người tiểu đường.

Sữa chua

Không chỉ giúp cải thiện hệ vi sinh vật ở đường ruột, những nghiên cứu gần đây còn phát hiện, sữa chua có khả năng làm giảm kháng insulin và giảm huyết áp. Để giảm đường máu tốt hơn, người tiểu đường nên chọn sữa chua tách béo, không đường, khi ăn nên trộn thêm một ít bột quế. Ngoài ra, bạn có thể ăn sữa chua trộn cùng hoa quả, nhưng nên ăn vào các bữa phụ để tránh làm tăng đường huyết.

Khoai lang

So với khoai tây, khoai lang có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (dưới 55) nên giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Ngoài ra, khoai lang chứa tinh bột kháng đường nên giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin.

Khoai lang để ăn cả vỏ là tốt nhất vì phần đó có nhiều chất xơ. Khi ăn khoai có thể phết thêm một ít dầu oliu hoặc ăn kèm quả bơ, hạnh nhân hoặc óc chó để làm chậm tăng đường huyết.

Cà chua

Cà chua có rất nhiều chất chống oxy hóa, ăn thường xuyên sẽ giúp làm giảm huyết áp, cholesterol xấu, đường huyết, từ đó ngăn chặn biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Bạn có thể ăn sống cà chua, chế biến thành salad hoặc nấu cùng các thực phẩm khác đều được.

TPBVSK Glutex - Chìa khóa giúp người tiểu đường hạ nhanh đường huyết, ăn uống thoải mái hơn

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa khiến đường huyết tăng cao là do kháng insulin và tuyến tụy sản xuất thiếu insulin. Do đó muốn hạ nhanh và ổn định đường huyết, rất cần các giải pháp có thể tác động đồng thời vào 2 nguyên nhân này.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã tìm ra công thức chuyên biệt vừa giúp giảm kháng insulin, vừa kích thích cơ thể tiết insulin, từ đó giúp giảm nhanh đường huyết cho người tiểu đường mang tên - TPBVSK Glutex.

Glutex là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có thành phần chính là tinh chất lá Xoài cô đặc, kết hợp với 4 thảo dược và 3 nguyên tố vi lượng khác là Hoàng bá, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Kẽm, Crom, Alpha lipoic acid, được bào chế bằng công nghệ lượng tử tiên tiến. Không chỉ giúp giảm đường huyết, Glutex còn giúp cơ thể tự cân bằng và thiết lập lại quá trình chuyển hóa đường huyết tự nhiên, từ đó ổn định đường huyết lâu dài, bền vững.

Có Glutex, đường huyết ổn định không cao, sức khỏe đảm bảo, tinh thần chẳng lo.

Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên dùng Glutex theo hướng dẫn sau:

- Đối với người có đường huyết cao, đường huyết không ổn định, người đã có biến chứng: 6 viên/ ngày.

- Đối với người có đường huyết ổn định (dùng để duy trì đường huyết và phòng ngừa biến chứng): 2 - 4 viên/ ngày.

- Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

- Nên dùng đủ liệu trình tối thiểu 3 - 6 tháng kết hợp với chế độ ăn khoa học để có được hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để đạt được mức đường huyết lý tưởng là một cuộc chiến khó khăn. Tuy nhiên nếu kết hợp sử dụng các thực phẩm hạ đường huyết cho người tiểu đường kể trên và uống Glutex mỗi ngày, bạn sẽ sớm hiện thực hóa được mong muốn này. Bạn cũng đừng quên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi chỉ số đường huyết nhé.

Bích Ngọc

(*) Glutex có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm hiệu thuốc có bán Glutex gần nhất, hãy nhấn vào ĐIỂM BÁN GLUTEX.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bình luận

ZALO