Báo Biên Phòng 03-12-2023, 09:53

Hoàn thiện cơ chế chính sách đưa chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào cuộc sống

Hoàn thiện cơ chế chính sách đưa chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào cuộc sống

Hoàn thiện cơ chế chính sách đưa chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào cuộc sống

Từ sau thời điểm ngày 14/10/2021, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo quyết liệt, sát sao; Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ trì Chương trình và các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện nên đến nay, nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG DTTS và MN đã cơ bản hoàn thành.

Theo báo cáo của Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình, ở cấp Trung ương, tính từ tháng 6/2020 đến nay, có 61 văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng ban hành/trình ban hành để triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình. Trong đó:

Toàn thể phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Thắng

Ở địa phương, căn cứ quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy định cơ chế, chính sách phục vụ triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS và MN do cấp Trung ương ban hành, các địa phương thực hiện Chương trình bằng nguồn ngân sách trung ương đã tích cực xây dựng, ban hành văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện. Trong đó:

Đối với 07 tỉnh thực hiện Chương trình MTQG DTTS và MN bằng nguồn ngân sách địa phương tự cân đối, gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, căn cứ chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định phê duyệt đầu tư Chương trình MTQG DTTS và MN của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy định cơ chế, chính sách của cấp Trung ương, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh đã ban hành các văn bản quản lý, điều hành, quy định cơ chế chính sách thực hiện hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội về Kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đưa ra nhận định: Khối lượng các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình là rất lớn do: Chính phủ ban hành nhiều quy định mới về quản lý điều hành các CTMTQG trong giai đoạn 2021 - 2025 (theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) nên yêu cầu nhiều văn bản hướng dẫn cơ chế triển khai. CTMTQG DTTS và MN có thiết kế rất phức tạp, lại là Chương trình lần đầu tiên thực hiện nên cũng yêu cầu nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết.

Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Vietnam+

Nhận định này đã lý giải cho đánh giá của Chính phủ, đó là: một số văn bản quy định khung và hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án đã sớm được ban hành nhưng còn vướng mắc, bất cập nên các cơ quan tham mưu xây dựng, ban hành đã nỗ lực tiếp thu, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, nhất là cấp cơ sở để vừa đồng bộ với các quy định hiện hành còn hiệu lực, vừa hướng dẫn cụ thể và phù hợp với điều kiện triển khai của địa phương.

Có thể thấy rõ điều này ngay sau chuyến khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì làm việc với các địa phương vùng Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ, Uỷ ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình MTQG DTTS và MN. Quyết định trên đã tháo gỡ vướng mắc về quy định kinh phí và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho 06 nội dung hỗ trợ về: đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã, xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ thuộc Chương trình MTQG DTTS và MN.

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì họp, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản để xử lý khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Hồ Bợt cùng người thân và cán bộ Đồn Biên phòng Ra Mai chăm sóc rẫy ngô của gia đình. Ảnh: Thành Phú

Với sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, đến nay, các văn bản sửa đổi, bổ sung cho văn bản quy định cơ chế chính sách khung và hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình MTQG DTTS và MN đã hoàn thành ban hành gồm:

Trong các văn bản sửa đổi, bổ sung thì Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2022/TT-UBDT của Uỷ ban Dân tộc đã giải quyết 9 vấn đề được nêu trong Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, một số nội dung trong Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn chưa rõ, chưa cụ thể, chưa phù hợp cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung giải quyết những khó khăn vướng mắc liên quan đến Dự án 1; Nội dung số 01, Nội dung số 02 Tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 3; Nội dung số 01, Nội dung số 02 Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 5; Tiểu Dự án 4 thuộc Dự án 5; Tiểu dự án 1, Tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 9; Nội dung số 01, Nội dung số 02 Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10.

Cùng với đó là một số nội dung hướng dẫn về thực hiện việc quản lý vận hành công trình, quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã được bổ sung, điều chỉnh tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ và Tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao đã được đưa vào hướng dẫn tại Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Ủy ban Dân tộc.

BĐBP Hà Tĩnh giúp dân xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thế Mạnh

Ở địa phương, ngoài 54 văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương ban hành, mỗi tỉnh còn ban hành từ 40 - 50 văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến CTMTQG DTTS&MN. Nhiều nội dung của Nghị định số 27 và của một số bộ, ngành Trung ương phải sửa đổi, bổ sung, thay thế nên các địa phương cũng phải sửa đổi, bổ sung những văn bản đã ban hành trước đó theo những thay đổi từ cấp Trung ương.

Những nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương CTMTQG, của cơ quan chủ trì Chương trình và các bộ, ngành Trung ương đã được Quốc hội ghi nhận.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn tổ chức quản lý thực hiện các chương trình đến nay cơ bản đã được ban hành đầy đủ.

Còn đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, các văn bản ban hành tương đối đầy đủ, đáp ứng cho việc quản lý thực hiện và cơ bản đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc của địa phương.

Đó là cơ sở để hy vọng từ sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV và sang năm 2024, 2025, CTMTQG DTTS&MN sẽ được tổ chức thực hiện nhanh hơn, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho giai đoạn I từ 2021 - 2025.

Thực hiện: Hà Mi - Đức Bình

Bình luận