Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ tư, 03/07/2024 11:03 GMT+7

Khói Bếp Có Tác Hại Như Thế Nào Đến Sức Khỏe Con Người

Biên phòng - Nấu nướng là một hoạt động thường ngày trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu không chú ý, việc tiếp xúc với khói bếp trong quá trình nấu nướng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Các hợp chất độc hại có trong khói bếp

Khói bếp được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ độc hại. Trong khói bếp có thể sản sinh ra khí CO2, CO, PM2.5,...

Khí CO và CO2 đều là những khí không màu, không mùi nhưng khi tiếp xúc lâu ngày sẽ tiềm tàng nhiều nguy hại cho sức khỏe. CO (Carbon monoxide) có thể liên kết với hemoglobin trong máu, ngăn cản oxy di chuyển đến các tế bào. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, choáng váng. Còn CO2 (Carbon dioxide ) có thể làm giảm lượng oxy trong không khí, khiến người hít phải cảm thấy khó thở.

Khói bếp chứa khí CO, CO2 có hại cho sức khỏe

Trong khói bếp còn có PM2.5 là hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet. Hạt bụi này có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây kích ứng. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi,...

Đối với người già và trẻ em, phụ nữ mang thai, hệ hô hấp còn non nớt hoặc nhạy cảm hơn so với người trưởng thành, do đó, họ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn khi tiếp xúc với khói bếp.

Người già, phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi mùi khói bếp nhất

Ngoài ra, tác hại của khói bếp còn nằm ở các khí thải khác, chẳng hạn như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), formaldehyde, benzen,... Các khí thải này có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ sinh sản,...

Những khí thải này sẽ gây hại nghiệm trọng nếu nướng trong thời gian dài với không gian bí bách. Là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp, đặc biệt cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Giải pháp bảo vệ sức khỏe khi nấu nướng

Chính vì những tác nhân gây hại tưởng chừng nhỏ này mà cần có những biện pháp giúp làm trong không khí. Nếu nhà bếp có cửa sổ, nên mở cửa khi nấu ăn, giúp lưu thông không khí, loại bỏ khói bếp ra ngoài, giảm thiểu tác hại của khói bếp đối với sức khỏe. Đồng thời cũng làm giảm nhiệt độ, hơi nóng bí bách trong bếp.

Trong trường hợp bếp nhà bạn không có cửa sổ thì nên mở cửa ra vào trong nhà để mùi nấu nướng có thể thoát ra ngoài. Hoặc để đơn giản và tiện nghi nhất nên lắp đặt máy hút mùi. Máy hút mùi sẽ sử dụng các cánh quạt để tạo ra một luồng khí hút mạnh mẽ. Luồng khí này sẽ được dẫn qua một bộ lọc, giúp lọc sạch bụi bẩn, dầu mỡ trước khi được thoát ra ngoài.

Máy hút mùi loại bỏ khí gây hại từ khói bếp

Máy hút mùi là thiết bị nhà bếp giúp loại bỏ khói bếp ra khỏi không khí. Máy hút mùi có nhiều loại, từ loại treo tường, loại âm tủ đến loại hút mùi độc lập. Lắp đặt máy hút trong không gian bếp còn làm tăng thẩm mỹ, hiện đại.

Tuy nhiên để kéo dài tuổi thọ của máy cũng như duy trì sự ổn định hoạt động máy thì gia đình phải lưu ý lắp đặt máy đúng cách. Vệ sinh máy hút mùi thường xuyên, tránh bám bẩn tắc nghẽn. Đặc biệt là vệ sinh bộ lọc than hoạt tính, nếu để lâu ngày máy hút sẽ có tác dụng ngược. Mùi hôi ứ đọng không những không hút hiệu quả khói bếp mà còn tỏa ra những mùi, khí có hại cho sức khỏe.

Đồng thời, nên lựa chọn máy hút mùi của của các thương hiệu uy tín trên thị trường. Một trong số đó có thể chọn Enic - thương hiệu thiết bị nhà bếp cao cấp với đa dạng các dòng máy hút khói bếp. Máy hút mùi của hãng nổi bật khả năng tự vệ sinh làm sạch, tối đa hóa mùi khói, dầu mỡ đọng lại trên thiết bị.

Chuẩn bị một không gian bếp thoáng đãng vừa khiến tâm trạng thoải mái hơn khi nấu nướng vừa bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình. Giảm thiểu sự tiếp xúc với khói bếp cũng là cách thay đổi tích cực trong lối sống và thói quen nấu nướng của mọi người.

Duy Thanh

Bình luận

ZALO