Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ sáu, 05/07/2024 11:12 GMT+7

Kỹ thuật tiên tiến của tên lửa đạn đạo Fatah

Biên phòng - Fattah là loại tên lửa đạn đạo siêu thanh được phát triển bởi lực lượng hàng không vũ trụ thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) - đơn vị quân sự đa nhiệm của lực lượng vũ trang Iran. Tên lửa được phát triển để tăng cường khả năng răn đe của Iran, tăng cường an ninh và thiết lập hòa bình bền vững ở khu vực.

Tên lửa Fattah được Iran ra mắt cuối năm 2022. Ảnh: Arab News

Tên lửa Fattah có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa phức tạp nhờ tốc độ cao, thiết kế tàng hình và khả năng cơ động trong và ngoài bầu khí quyển trái đất.

Tháng 11/2022, Iran công bố phát triển tên lửa siêu thanh tại sự kiện kỷ niệm 11 năm ngày mất của Tướng Hassan Tehrani Moghaddam - người được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ tên lửa Iran. Sự ra mắt tên lửa Fattah được coi là bước nhảy vọt mang tính thế hệ lớn đối với công nghệ tên lửa của Iran.

Tên lửa siêu thanh Fattah được phóng thành công vào tháng 6/2023 sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm. Cùng với tên lửa đạn đạo Khorramshahr 4, việc phát triển tên lửa Fattah thể hiện những nỗ lực tổng hợp và phối hợp của IRGC và Bộ Quốc phòng Iran, đồng thời thể hiện khả năng tự bổ sung vũ khí của lực lượng vũ trang Iran.

Với việc phát triển thành công tên lửa Fattah, Iran tuyên bố nước này là quốc gia thứ tư sở hữu công nghệ siêu thanh. Các quốc gia khác hiện cũng đang sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa siêu thanh bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Triều Tiên.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, tên lửa Fattah sẽ được lắp đặt trên tàu khu trục Damavand-2 lớp Moudge tiên tiến của Iran để tăng cường hạm đội hải quân của nước này.

Fattah là tên lửa đạn đạo siêu thanh được dẫn đường chính xác, có khả năng xuyên thủng mọi loại lá chắn phòng thủ, bao gồm cả các hệ thống tên lửa chống đạn đạo tinh vi nhất trên thế giới hiện nay. Tên lửa siêu thanh Fattah có thể đạt tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh ít nhất 5 lần khi bay theo đường bay phức tạp, khiến chúng rất khó bị đánh chặn. Tên lửa cũng có thể né tránh và vượt qua hệ thống radar. Ma sát của bầu khí quyển phía trên trời tạo ra nhiệt độ cao đặc biệt đồng thời vận tốc cao của tên lửa tạo ra xung quanh các hạt nhiệt, giúp ngăn các thiết bị của đối thủ phát hiện và truyền liên lạc vô tuyến.

Fattah có thể tấn công mục tiêu ở tốc độ từ 15.000km/giờ và có tầm bắn 1.400km. Tầm bắn của tên lửa dự kiến sẽ được tăng lên tới 2.000km. Hệ thống tên lửa có một vòi phun di động, giúp người điều khiển có khả năng điều khiển quỹ đạo của tên lửa và hướng tên lửa rẽ ngoặt các hướng khác nhau. Fattah cũng có thể bay theo nhiều chuyển động linh hoạt trong không gian. Tên lửa có thể thực hiện chuyển động ngang sang trái và phải, lên và xuống, cũng như xoay hoặc tích hợp trong bầu khí quyển trên cao.

Tên lửa Fattah được trang bị động cơ, vòi phun nhiên liệu di động, bộ dẫn hướng điều khiển và đầu đạn, mang lại khả năng chiến thuật ở tốc độ cực cao. Tên lửa được kích hoạt bằng bệ phóng hình cầu trong phạm vi ước tính cách mục tiêu cần tiêu diệt vài trăm km.

Trước khi phát triển tên lửa siêu thanh Fattah, Iran đã sản xuất nhiều loại tên lửa đạn đạo nhằm tăng cường an ninh. Trong số đó có một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn thuộc dòng Fateh như Fateh-110 và Fateh-313. Bên cạnh đó còn có tên lửa Dezful, còn được gọi là Zolfaghar hoặc Qasem, là phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn thuộc dòng Fateh có tầm bắn ước tính khoảng 700km.

Ngoài ra, tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu lỏng Emad đánh dấu những bước đi đầu tiên của Iran trong lĩnh vực công nghệ tên lửa tầm xa. Tên lửa được trang bị đầu đạn mới được thiết kế để cải thiện độ chính xác và có tầm bắn 1.700km. Cả tên lửa Emad và Dezful đều được ra mắt vào năm 2016. Một số tên lửa khác như Ghadr-110 (Qadr-110), Fajr-3, Ashoora, Khorramshahr, Sejjil và Shahab-3 cũng được Iran phát triển để tăng cường khả năng chiến lược.

Thu Minh

Bình luận

ZALO