Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Chủ nhật, 08/09/2024 07:10 GMT+7

Phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn khoảng cách trong tiếp cận và thụ hưởng thành quả phát triển

Biên phòng - Ngày 11-12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn Đề xuất lồng ghép giới và xây dựng tiểu dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

nrhd97kslm-22717_f_k40q0ch91_IMG_6794
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bình Minh

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo tổng quan về các vấn đề bình đẳng giới trong vùng DTTS. Theo đó, phụ nữ DTTS đang gặp các vấn đề bất bình đẳng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, tiếp cận nguồn lực, giáo dục đào tạo, bạo lực gia đình...

Theo thông tin từ hội thảo, phụ nữ là người DTTS thường có xu hướng lao động sớm, tỷ lệ người DTTS đến tuổi 15 đi làm lên đến 83%. Tình trạng hôn nhân cận huyết ở nữ giới DTTS có xu hướng cao hơn nam giới. Trong 47.224 trường hợp thì nữ DTTS chiếm đến 24.977 trường hợp (chiếm gần 53%). Nữ cán bộ công chức là người DTTS chỉ chiếm 23,79% tổng số cán bộ công chức các xã vùng DTTS. Qua khảo sát tổng thời gian dành cho công việc của phụ nữ các dân tộc như Xơ Đăng, Êđê, Chăm, Khơ me mỗi ngày là 3,6 giờ trong khi của nam giới chỉ là 2 giờ…

Đặc biệt, phụ nữ DTTS tiếp tục là nạn nhân của tình trạng mua bán người. Theo số liệu được cung cấp tại hội thảo, trong 5 năm từ 2012 đến 2017 có 3.090 người là nạn nhân bị mua bán và nghi vấn bị mua bán người chủ yếu là trẻ em, phụ nữ, đa số là thuộc các DTTS (chiếm trên 80%). Từ năm 2018-2019 cơ quan chức năng đã phát hiện 25 trường hợp phụ nữ Khơ Mú mang thai bị rủ rê sang Trung Quốc để bán bào thai.

sq2chz098i-22717_f_k40q03zr0_IMG_0293
Vấn đề giới ở vùng DTTS đang nghiêm trọng hơn so với vấn đề giới nói chung ở Việt Nam. Ảnh: Bình Minh

Các chuyên gia, nhà quản lý tham dự hội thảo cho rằng để phụ nữ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển rất cần thiết phải có biện pháp thúc đẩy bình đằng giới trong khuôn khổ đề án phát triển tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền nên đầu tư nguồn lực cho các gói chính sách hỗ trợ có điều kiện với phụ nữ DTTS gồm: gói hỗ trợ cộng đồng DTTS rất ít người giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết; gói dịch vụ hỗ trợ chương trình làm mẹ an toàn cho vùng DTTS; gói hỗ trợ xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi thông qua mô hình sinh kế bền vững; gói hỗ trợ cho phụ nữ DTTS tái hòa nhập.

Bình Minh

Bình luận

ZALO