Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Chủ nhật, 08/09/2024 07:11 GMT+7
Đảo kho báu xưa và nay

"Đảo kho báu" xưa và nay

Quần đảo Hải Tặc (xã Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) từng gắn với nhiều câu chuyện cướp biển và kho báu được tên cướp biển William Kidd chôn giấu trên đảo. Nhưng người dân ở đây lại tìm ra kho báu của vùng biển này chính là nguồn cá, tôm, ốc... dồi dào. Vài năm trở lại đây, nguồn lợi hải sản cạn kiệt, ngư dân nơi đây đang tìm hướng đi mới bền vững hơn.

Phó Chính ủy Lê Văn Thân - Người tham gia xây dựng nền móng công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng Công an nhân dân vũ trang

Phó Chính ủy Lê Văn Thân - Người tham gia xây dựng nền móng công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng Công an nhân dân vũ trang

Khi viết về ông, một trong những bậc tiền bối của Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), trong tay tôi chỉ vỏn vẹn có hai tài liệu, đó là cuốn "Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong Bộ đội Biên phòng giai đoạn 1959-2009", cùng với bản dự thảo "Lịch sử Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng" và bản "Sơ yếu lý lịch" của ông, do Đại tá Lê Nam Hưng (con trai ông) là Phó Cục trưởng Cục An ninh Thông tin và Truyền thông, Tổng cục An ninh II, Bộ Công an, từ thành phố Hồ Chí Minh gửi ra.

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Tôi biết Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ khi ông còn là sinh viên khóa II những năm 1978 - 1983, Đại học Công an nhân dân vũ trang, sau này là Đại học Biên phòng, nay là Học viện Biên phòng. Ấn tượng in đậm trong tâm trí tôi, ấy là lúc ông và những sinh viên giỏi nhất của khóa II, bảo vệ xuất sắc luận văn tốt nghiệp và sau đó được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Vào thời điểm ấy, nhìn ông và một số đồng niên, đồng ngũ cùng bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tôi thầm nghĩ, ông còn tiến xa trên con đường binh nghiệp, công danh của mình. Và quả nhiên, hai mươi chín năm sau ngày tốt nghiệp ra trường, ông đã là vị tướng Biên phòng với đầy đủ học hàm, học vị (Phó Giáo sư, Tiến sỹ) và danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
Thượng tướng Võ Trọng Việt - Sáng mãi phẩm chất người anh hùng

Thượng tướng Võ Trọng Việt - Sáng mãi phẩm chất người anh hùng

Cửa sông làng Trung Hòa, xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh nơi hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố chắt chiu dành dụm nước đổ ra sông La, thiêm thiếp xanh bên chùa Am, chùa thờ vị tướng có công khai khẩn lập ấp Đồng Công từ thế kỷ XII, nền móng của huyện Đức Thọ bây giờ. Bình minh nơi cửa sông đầu xuân vàng ửng và tĩnh lặng. Nước lóc bóc trên mặt sông Ngàn Sâu, những đám cỏ năn, cỏ lác xôn xao trong ánh bình minh, xa xa, gà nhà ai đang gáy trong tiếng chân trâu thậm thịch ngõ làng. Một bình minh thơ thới và thanh sạch. Một sự đầm ấm phảng phất phong vị nho gia.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh
Thiếu tướng Đặng Vũ Liêm: Nặng lòng với sự ổn định và phát triển của lực lượng

Thiếu tướng Đặng Vũ Liêm: Nặng lòng với sự ổn định và phát triển của lực lượng

Cứ mỗi buổi sáng sớm, trên tầng thượng của ngôi nhà 3 tầng nằm khiêm tốn trên một con phố nhỏ của Hà Nội, người ta lại thấy một vị tướng già một mình lặng lẽ ngồi trầm ngâm bên tách trà, vầng trán trĩu nặng suy tư. Dù đã giã từ quân ngũ, trở về với đời thường, song tâm hồn, trái tim vị tướng ấy vẫn nặng lòng với biên giới, với đồng bào các dân tộc và người lính Biên phòng. Những năm tháng gắn bó với biên thùy vẫn sáng lung linh trong từng trang ký ức, và với ông, nó sâu nặng suốt cả cuộc đời. Ông là Thiếu tướng, Tiến sĩ Đặng Vũ Liêm, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng, người đã có nhiều cống hiến trong lĩnh vực công tác Đảng, công tác chính trị, với một tấm lòng luôn vì biên cương, vì sự ổn định, phát triển của lực lượng Bộ đội Biên phòng thời kỳ đổi mới.

Na Ư ngày ấy - bây giờ

Na Ư ngày ấy - bây giờ

Chúng tôi đến xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên khi mặt trời bắt đầu xuống núi, bóng nắng hoàng hôn vàng sẫm trên cánh đồng lúa chín. Từng tốp người lớn cần mẫn thu hoạch lúa bên cạnh đám con nít tung tăng nô đùa bên đống rạ do máy gặt đập liên hợp vừa mới vun thành. Ký ức về miền đất dữ Na Ư của tôi bị xóa nhòa bởi tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ giữa khung cảnh rất đỗi yên bình ấy.

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Những người sống và làm việc bên ông ở bất cứ giai đoạn nào cũng có chung một nhận xét: "Ông là người bao giờ cũng tận tụy, hết lòng với nhiệm vụ được giao". Nếu nói tổng quát: "Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông quy tụ lại bằng các từ: Miệt mài, sâu sát và quyết đoán" cũng không phải phân vân là quá lời.

Đất Quảng anh hùng, miền trầm tỏa hương

Đất Quảng anh hùng, miền trầm tỏa hương

"Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu", câu nói cách đây gần 100 năm của nhà Tây Nguyên học Jacques Dournes khiến tôi quyết tâm đến với Quảng Nam, miền đất đã đi qua chặng đường hơn 500 năm lịch sử. Tương truyền, tên gọi Quảng Nam mang hàm ý là vùng đất rộng lớn về phương Nam được hình thành từ khá sớm, nổi danh là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng” và “miền địa linh nhân kiệt”. Giữa miền Trung nắng gió, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Lào, phía Nam giáp Quảng Ngãi, phía Đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn; Quảng Nam cũng là nơi lưu giữ những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại.

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Lịch sử qua đi như dòng chảy không ngừng trên con sông thời gian vô tận. Có những sự việc, có những con người tưởng như đã lui vào dĩ vãng, nhưng trí nhớ con người đánh thức ta luôn nhớ về những người có công. Vì thế, nhìn lại quá khứ tuy chỉ thấy được những điểm đậm nét, các chi tiết thường bị phôi pha, song ký ức còn đọng lại ở mỗi con người, ở lịch sử thì rất cụ thể và sâu sắc. Trường hợp Thiếu tướng Huỳnh Thủ cũng vậy. Gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó 25 năm gắn bó với biên cương, với lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) dấu ấn ông để lại là hình ảnh sâu đậm luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người.

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết (tên khai sinh là Phạm Văn Côn), sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Là người lãnh đạo gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an nhân dân vũ trang nói riêng, Trung tướng Trần Quyết đã để lại trong lòng bao thế hệ người lính hình ảnh người chỉ huy thông minh, mưu trí và đầy lòng nhân ái. 

Chính ủy Nguyễn Quang Việt - Người kiến tạo các biện pháp nghiệp vụ Biên phòng

Chính ủy Nguyễn Quang Việt - Người kiến tạo các biện pháp nghiệp vụ Biên phòng

Chính ủy Nguyễn Quang Việt (tên khai sinh Nguyễn Ngọ, bí danh là Hùng, Phong, Ba Nam), là một vị tiền bối cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh phó Công an nhân dân vũ trang. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 40)

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 40)

Quản lý gần 24km đường biên giới thuộc địa bàn 2 xã Lũng Nặm, Cải Viên (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) với 9/21 xóm biên giới, từ khi thành lập đến nay, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Nặm, BĐBP Cao Bằng (tiền thân là Đồn Công an nhân dân vũ trang Nặm Nhũng) luôn chắc tay súng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ nhân dân, bảo vệ địa bàn. Cùng với đó, đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng nắm chắc tình hình, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới.

Trung tướng Phạm Kiệt: Một bản lĩnh, một nhân cách lớn

Trung tướng Phạm Kiệt: Một bản lĩnh, một nhân cách lớn

Trong đội ngũ tướng lĩnh Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc từ 1945-1975, Trung tướng Phạm Kiệt là một vị tướng đặc biệt. Điều đặc biệt đó, không chỉ vì ông là Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ huyền thoại, khiến kẻ thù khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên Tê-đơ (T.deux, T2, bí danh của đồng chí Phạm Kiệt), một học trò gần gũi của Bác Hồ, được Người dành cho tình cảm và niềm tin đặc biệt, được Người tặng cho 3 bảo vật vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - 1954, mà ở ông, còn có mối quan hệ sâu sắc và thân tình với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, một nhân duyên lớn, mẫu mực về tình bạn chiến đấu, tình cảm chân thật, trọn vẹn nghĩa tình của ba vị tướng - ba con người huyền thoại...

ZALO