Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ năm, 04/07/2024 11:42 GMT+7
Bảo vật quốc gia - tượng Bồ tát Tara

Bảo vật quốc gia - tượng Bồ tát Tara

Từ lâu nay, văn hóa Champa đã nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á nhờ có sự giao thoa đặc sắc của văn hóa bản địa với những tôn giáo lớn bậc nhất như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo... Tiêu biểu cho ảnh hưởng Phật giáo là pho tượng bằng đồng Bồ tát Tara hay Laksmindra Lokesvara được đúc trong thời kỳ Đồng Dương. Thời kỳ này trải dài từ cuối thế kỷ thứ IX-X, được sử sách ghi nhận là giai đoạn hưng thịnh nhất của Vương quốc Chiêm Thành xưa. Với giá trị văn hóa đó, tượng Bồ tát Tara hay Laksmindra Lokesvara (có ký hiệu 535/KL103) được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Đón tàu du lịch biển xông đất Đà Nẵng năm mới 2024

Đón tàu du lịch biển "xông đất" Đà Nẵng năm mới 2024

Ngày 2/1, tàu biển du lịch 5 sao Westerdam của hãng tàu biển Holland America Line chở theo 2.000 khách du lịch cập cảng Tiên Sa để tham quan thành phố Đà Nẵng. Đây là đoàn khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển đầu tiên đến thành phố Đà Nẵng trong năm mới 2024.

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết (tên khai sinh là Phạm Văn Côn), sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Là người lãnh đạo gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an nhân dân vũ trang nói riêng, Trung tướng Trần Quyết đã để lại trong lòng bao thế hệ người lính hình ảnh người chỉ huy thông minh, mưu trí và đầy lòng nhân ái. 

Tượng voi đá - bảo vật nghìn năm tuổi đặc sắc của mỹ thuật Chăm

Tượng voi đá - bảo vật nghìn năm tuổi đặc sắc của mỹ thuật Chăm

Không phải ngẫu nhiên, cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn, niên đại nửa sau thế kỷ XII hiện ở Khu di tích thành Hoàng Đế, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định được đặc biệt chú ý sau khi lọt vào danh sách 27 bảo vật quốc gia được bảo vệ đặc biệt. Đây thực sự là tác phẩm nghệ thuật nghìn tuổi đáng được trầm trồ về vẻ đẹp mỹ thuật.

Di chỉ Phong Lệ - Thông điệp quá khứ gửi tới tương lai

Di chỉ Phong Lệ - Thông điệp quá khứ gửi tới tương lai

Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ (tại xóm Cấm, tổ 3, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) được phát hiện sau cả trăm năm bị lãng quên. Các kết quả khảo cổ học khẳng định, di chỉ khảo cổ này có niên đại khoảng 1.000 năm nên có nhiều giá trị rất đặc biệt, hàm chứa nhiều thông điệp văn hóa của người trong khứ gửi tới tương lai.

Tượng thần Shiva - bảo vật quốc gia ở Quảng Nam

Tượng thần Shiva - bảo vật quốc gia ở Quảng Nam

Đầu tượng thần Shiva, một cổ vật thuộc nền văn minh Chăm Pa rực rỡ trên vùng đất Quảng Nam, được đánh giá là cực kỳ quý hiếm đã được Nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia.

Giá trị ngoại hạng của Đền tháp văn hóa Chăm

Giá trị ngoại hạng của Đền tháp văn hóa Chăm

Hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ đền tháp Chăm trải dài từ Trung Bộ vào đến Nam Trung Bộ nước ta đều đã được công nhận là di sản văn hóa và đưa vào khai thác du lịch. Được xem là giá trị chủ đạo và đóng vai trò xâu chuỗi lịch sử, là hình ảnh đại diện của văn hóa Chăm, nhưng sức hấp dẫn của các đền tháp cứ giảm dần bởi thiếu không gian sống động có thể tạo nên không khí du lịch trẻ, hiện đại.

Bảo tàng điêu khắc Chăm và hành trình 100 năm kể chuyện

Bảo tàng điêu khắc Chăm và hành trình 100 năm kể chuyện

Đã tròn 100 năm kể từ khi Bảo tàng Chăm Tourane (nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm) tại Đà Nẵng mở cửa đón những người khách đầu tiên vào tham quan (1919-2019), cho đến nay, nơi đây vẫn luôn là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách khi đến Đà Nẵng. Chỉ với không gian khiêm tốn nằm bên bờ sông Hàn, nhưng Bảo tàng Điêu khắc Chăm vẫn chứa đựng những bí ẩn kỳ diệu của nền văn hóa Chăm Pa làm say lòng người.

Bí ẩn bảo vật tượng Tu sĩ Champa

Bí ẩn bảo vật tượng Tu sĩ Champa

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công nhận 22 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia. Tỉnh Quảng Ngãi có bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (niên đại: C14: 3370 ± 40 năm cách ngày nay) và tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng (niên đại: thế kỷ IX-X). Riêng tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận, càng làm toát ra vẻ bí ẩn của bảo vật này.

Giới thiệu công trình nghiên cứu Kiến trúc Champa - Đền tháp tại miền Trung Việt Nam

Giới thiệu công trình nghiên cứu “Kiến trúc Champa - Đền tháp tại miền Trung Việt Nam”

Ngày 3-6, tại Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với trường Đại học Bách khoa Marche (Italia), Đại sứ quan Italia và Tổng lãnh sự quán Italia tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Khai mạc Trưng bày và giới thiệu Công trình nghiên cứu “Kiến trúc Champa - Đền tháp tại miền Trung Việt Nam”.

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2015 amp Bình Thuận - Hội tụ Xanh

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2015 & Bình Thuận - Hội tụ Xanh

Ngày 2-11, tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh thứ 3 trong số 8 triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015 & Bình Thuận - Hội tụ Xanh. 100 tác phẩm xuất sắc nhất được chọn lọc từ 4.740 tác phẩm dự thi, được triển lãm từ ngày 2 đến ngày 7-11.

45 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm

45 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm

UBND thành phố Đà Nẵng vừa duyệt dự án nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm với tổng kinh phí đầu tư 45 tỷ đồng, nhằm tiếp tục tôn vinh giá trị lịch sử và giới thiệu di sản đặc sắc với các đại biểu của các quốc gia tham gia “Tuần lễ cấp cao APEC” tại thành phố Đà Nẵng vào năm 2017.

Tượng đài Cam Ranh - Biểu tượng của tình hữu nghị

Tượng đài Cam Ranh - Biểu tượng của tình hữu nghị

Tại xã Cam Nghĩa, thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện có Tượng đài Tưởng niệm quân nhân Liên Xô/Nga - Việt Nam, gọi tắt là Tượng đài Cam Ranh, như một dấu ấn lịch sử về mối quan hệ quốc tế cao cả giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên Xô cũ (nay là Liên bang Nga).

quotChâm ngòiquot lòng say mê

"Châm ngòi" lòng say mê

Nói đến Biên phòng là nói đến biên giới, biển đảo, đồng bào các dân tộc, miền núi, văn hóa, phong tục tập quán... Đây là một trong những đề tài được sáng tác nhiều nhất trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Có lẽ nghệ thuật tạo hình có thế mạnh là màu sắc, chính vì vậy, khi tìm địa điểm sáng tác, các họa sĩ thường tìm đến địa bàn biên phòng. Và trong các cuộc thi và triển lãm tranh, các tác phẩm về đề tài này đều được giải cao như : "Hơ áo chiến sĩ" của Văn Giáo, "Đêm biên giới" của Giang Khích, "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" của Vũ Ngọc Khôi...  

Hoang sơ tháp cổ

Hoang sơ tháp cổ

Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 16 thế kỷ trôi qua, vùng đất thiêng, chứng tích nền văn hóa Chăm vẫn trầm mặc, uy nghi nhưng đầy kiêu hãnh. Tháng 12-2013, tròn 14 năm UNESCO công nhận Khu đền tháp Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.

ZALO