Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ năm, 04/07/2024 09:02 GMT+7

Từ khóa: "chạm vào yêu thương"

Cột cờ Lũng Cú - Ánh sáng niềm tin của quân và dân miền biên viễn

Cột cờ Lũng Cú - Ánh sáng niềm tin của quân và dân miền biên viễn

Cột cờ Lũng Cú không chỉ là biểu tượng Tổ quốc Việt Nam nơi cực Bắc của đất nước, mà còn là niềm tự hào của người dân đất Việt. Giữa đỉnh núi quanh năm ngàn mây bao phủ, cột cờ Lũng Cú tựa ánh sáng niềm tin của quân và dân miền biên viễn.

Độc đáo trang sức bằng bạc của người Dao đỏ

Độc đáo trang sức bằng bạc của người Dao đỏ

Cộng đồng người Dao đỏ ở biên giới xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có nguồn gốc ở tỉnh Cao Bằng. Gần 30 năm họ sinh sống tại nơi đây, bên cạnh việc tạo lập sự nghiệp, xây dựng cuộc sống mới, người Dao đỏ vẫn giữ được những nét đặc trưng của dân tộc, một lòng hướng về nguồn cội, đó là bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách bài trí bố cục và bộ trang sức bằng bạc được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống, tạo được nét độc đáo. Trang sức bạc được người phụ nữ Dao đỏ gìn giữ cẩn thận, đặc biệt, trang sức bằng bạc không chỉ là phụ kiện làm đẹp cho phụ nữ, mà nó còn có giá trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ.

Tiếp tục lan tỏa giá trị của gia đình trong thế hệ trẻ Việt Nam

Tiếp tục lan tỏa giá trị của gia đình trong thế hệ trẻ Việt Nam

Ngày 28/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Trái ngọt từ tình yêu với biên cương và người lính

"Trái ngọt" từ tình yêu với biên cương và người lính

Nghề báo là công việc đặc thù, ánh hào quang luôn đi kèm với hiểm nguy, vất vả. Điều đó càng đúng hơn với đội ngũ những người làm báo mang quân hàm xanh, khi mà không gian tác nghiệp của họ là nơi xa xôi, khó khăn, biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Để theo đuổi được ước mơ làm nghề báo, nhiều phóng viên đã không quản ngại gian khổ, xông pha trong mỗi lần tác nghiệp, hái “quả ngọt” là những tác phẩm báo chí tâm huyết, mang lại nhiều giá trị tích cực đến với độc giả.

Robot EOD T4 xử lý vật liệu nổ của Mỹ có phản hồi xúc giác

Robot EOD T4 xử lý vật liệu nổ của Mỹ có phản hồi xúc giác

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Bộ Quốc phòng Anh vừa ký hợp đồng mua 50 robot xử lý vật liệu nổ (EOD) T4 của Mỹ. Sự phát triển của loại robot này đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu, không chỉ thực hiện các nhiệm vụ quân sự, mà còn phục vụ các hoạt động thương mại.

Chiến thắng tại Old Trafford, Arsenal quyết không bỏ cuộc trước Man City

Chiến thắng tại Old Trafford, Arsenal quyết không bỏ cuộc trước Man City

Làm khách trên sân Old Trafford của Manchester United (M.U), Arsenal hiểu rằng, chỉ có một chiến thắng mới giúp họ tiếp tục duy trì hy vọng mong manh lật đổ Man City trong mùa giải này. Thầy trò Mikel Arteta đã có 90 phút không thực sự xuất sắc, thế nhưng họ đã có được kết quả tối ưu trước đội chủ nhà thi đấu quá bạc nhược.

Giá trị nhân văn từ Chương trình Mẹ đỡ đầu

Giá trị nhân văn từ Chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, Đồn Biên phòng Rạch Gốc, BĐBP Cà Mau đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Viên An Đông (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) thực hiện chương trình này nhằm vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân hưởng ứng và nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng.

Thơ viết về Đền Hùng

Thơ viết về Đền Hùng

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, chương “Đất nước” đã viết: “Hàng năm đi đâu, làm đâu/Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Từ bậc thềm của Đền Hùng trước khi về Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ kính yêu đã căn dặn Đại đoàn Quân Tiên Phong: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Mạch thơ hướng vọng về tổ tiên luôn được các nhà thơ mở ra nhiều chiều liên tưởng từ trầm tích lịch sử...

Người con đất võ với hoài bão làm phim về võ thuật quê hương

Người con đất võ với hoài bão làm phim về võ thuật quê hương

Bình Định là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, truyền thống “thượng võ tôn văn” đã thấm sâu vào máu thịt dân xứ Nẫu. Đây chính là chất liệu để nhiều loại hình nghệ thuật khai thác, trong đó có điện ảnh. Tận dụng những lợi thế ấy, 3 anh em Phúc Phan - Võ Đức - Đỗ Khôi là những người con của quê hương An Nhơn, Bình Định đã cùng nhau thực hiện thành công nhiều dự án phim về võ cổ truyền Bình Định.

Nắng tháng Ba

Nắng tháng Ba

Một sớm mai thức giấc, ta ngỡ ngàng xiết bao khi thấy đất trời đổi thay, mới hôm qua đây thôi trời vẫn còn rất lạnh, vậy mà qua một đêm tựa như chuyện hôm qua chưa từng xảy ra, tiết trời ấm lên hẳn với nắng vàng lấp lóa khắp mọi ngõ ngách. Chắc hẳn không chỉ riêng ta mà với tất cả mọi người, vạn vật đều mong chờ thời khắc này. Vậy là tạm biệt nhé những ngày mưa phùn, gió rét căm căm, tạm biệt những chiếc áo bông to sụ, những tấm chăn dày ấm. Ta khẽ chào đón một tháng Ba ngọt ngào với muôn vàn tia nắng ấm áp.

Có một Đắk Wil tuy xa mà thật gần

Có một Đắk Wil tuy xa mà thật gần

Từ thành phố Gia Nghĩa - trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông, nếu xuôi theo quốc lộ 14 vào xã biên giới Đắk Wil của huyện Cư Jút chỉ mất khoảng hơn 2 giờ xe chạy (gần 120km). Đoạn đường này gấp đôi khoảng cách từ biên giới vào xã Đắk Wil nếu tính theo đường chim bay, nhưng trên thực tế, lính Biên phòng (BP) ở Đồn BP Nậm Na (BĐBP Đắk Nông) muốn ra địa bàn mình quản lý cũng phải chinh phục cung đường hơn 100km mà thời gian có khi còn kéo dài hơn. Nói như thế để thấy, có một Đắk Wil tuy rất xa trong hành trình của người lính BP, nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương trong tình quân dân biên giới...

Đi dọc Việt Nam theo bốn mùa thương nhớ

Đi dọc Việt Nam theo bốn mùa thương nhớ

Chiều cuối năm, cái nắng hanh vẫn ngời ngợi trên năm cửa ô khiến miền cửa biển quê hương tôi sóng sánh thơm như tảng mật ong rừng. Những con tàu hàng trị giá triệu đô hối hả ngược xuôi sông Cấm, những công trình chưa phút nào ngơi nhịp dựng xây, trên những cánh đồng ven đô, bà con nông dân hối hả cho kịp mùa gặt rộ, le lói bóng áo hoa đỏ rực, áo xanh đằm thắm. Cái miền đất mà bố mẹ tôi, chị em tôi đã chôn núm nhau nơi đầu hồi ngôi nhà Pháp cổ ấy trong tôi luôn có sức gợi những hình dung về một bình địa lắng sâu trầm tích văn hóa và cũng đầy khoáng đạt với sắc thái tiếp dẫn từ cửa ngõ biên cương Đông Bắc. Và loài chim biển nào đó đang tao tác bay lên từ chân sóng hồng đượm phù sa như nhắc tôi đắm hồn cùng quê hương qua bốn mùa thương nhớ.

Lắng lời nước non nơi cuối trời Tổ quốc

Lắng lời nước non nơi cuối trời Tổ quốc

Từ Châu Đốc, An Giang, chúng tôi đi theo trục đường liên huyện dọc theo luồng chảy ra biển của dòng kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Ngọc Hầu về đến sông Giang Thành, gặp biển Hà Tiên, Kiên Giang để nghe gió chướng hây hẩy xanh trên những cánh đồng mướt mát phù sa châu thổ và những vuông tôm, đầm cá kề nhau loang loáng dưới nắng xuân.

Sức vươn từ chiến khu huyền thoại

Sức vươn từ chiến khu huyền thoại

“Rừng hát, gió lay trên cành biếc, lao xao, rì rào, dòng suối uốn quanh, làn nước trôi vòng quanh...”, câu hát bay trên những tán rừng dọc theo đường biên giới Tây Ninh khiến cho không gian xanh biếc của đại ngàn biên giới vừa khoáng đạt, vừa thân thương đến lạ. Bắt đầu từ cột mốc số 79, nằm trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Tân Châu tiếp giáp với tỉnh Bình Phước do Đồn Biên phòng Tống Lê Chân phụ trách, xe chạy trên những giao lộ mới được đầu tư nâng cấp dọc theo 240km đường biên giáp với nước bạn Campuchia, xuyên qua những khoảng rừng già với nhiều cây cổ thụ để đến cột mốc số 179 nằm trên địa bàn ấp Phước Mỹ, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng giáp với tỉnh Long An do Đồn Biên phòng Phước Chỉ quản lý.

Người San - bộ tộc duy trì tập quán hàng vạn năm

Người San - bộ tộc duy trì tập quán hàng vạn năm

Người San hay người Bushmen được coi là hậu duệ của những cư dân lâu đời nhất ở Nam Phi, đồng nghĩa với việc họ thuộc về những nền văn hóa cổ xưa nhất trên trái đất. Theo thống kê dân số của người San vào năm 2017, có khoảng 105.000 người sống ở vùng hoang mạc miền Nam châu Phi.

ZALO