Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ sáu, 05/07/2024 01:04 GMT+7

Từ khóa: "Chàng trai Xơ Đăng"

Chàng trai Xơ Đăng đam mê giữ hồn tượng cổng làng dân gian ở Trà Mai

Chàng trai Đăng đam mê “giữ hồn” tượng cổng làng dân gian ở Trà Mai

Ở làng Tơ Ma, khi nói đến người đam mê làm tượng cổng làng thì tất cả mọi người trong làng nói ngay đến anh Nguyễn Văn Quyết, chàng trai dân tộc Đăng với những tình cảm tốt đẹp. Anh được xem như người “giữ hồn” về nghệ thuật tạc tượng dân gian Đăng với sự am hiểu và niềm đam mê cháy bỏng.

Biểu tượng nước trong đời sống của người Xơ Đăng

Biểu tượng nước trong đời sống của người Đăng

Đối với đồng bào dân tộc Đăng, nước có vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn, làng. Do vậy, lễ cúng bến nước là nét văn hóa truyền thống, phản ánh đậm nét phong tục, tập quán truyền thống và bản sắc văn hóa của người Đăng.

Bền bỉ tình yêu với cây đàn Klông pút

Bền bỉ tình yêu với cây đàn Klông pút

Với tình yêu cây đàn Klông pút từ thuở còn thơ bé, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Y Sinh (thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) đã tự học chơi đàn và làm đàn thành thạo. Bao năm qua, bà vẫn bền bỉ gắn bó với nhạc cụ truyền thống của người Xê Đăng. Lo sợ nguy cơ “biến mất” của đàn Klông pút trong nhịp sống hiện đại, nghệ nhân Y Sinh đã đứng ra truyền dạy cho thế hệ trẻ với mong muốn, những giai điệu của nứa tre sẽ mãi lưu truyền trong đời sống người Xê Đăng.

Trống bo đô trong đời sống của người Xơ Đăng

Trống bo đô trong đời sống của người Đăng

Ở phía Đông Trường Sơn, người Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam xem nhạc cụ dân gian nói chung và trống bo đô nói riêng, là thứ không thể thiếu được trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần và nghi lễ, tín ngưỡng riêng...

Xuân về các buôn làng ở Tây Nguyên
Người chiến sĩ giao liên vượt quotbốn vòng trái đấtquot

Người chiến sĩ giao liên vượt "bốn vòng trái đất"

Trong những năm tháng làm nhiệm vụ giao liên, đôi chân trần của người chiến sĩ Trần Dũng đã vượt hơn 150 nghìn cây số (tương đương bốn vòng trái đất) để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đó, tổng cộng ông đã cõng 650 kiện hàng khô đặc biệt trên lưng, vượt hơn 70 nghìn km về nơi tập kết an toàn. Có lần, ông Dũng nhận nhiệm vụ hết sức đặc biệt là cõng hơn 30kg vàng thỏi từ khu rừng Trà Mi, tỉnh Quảng Nam lên căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum phục vụ chiến trường Tây Nguyên. Ông Dũng đã viết nên câu chuyện huyền thoại về người lính Cụ Hồ giữa chốn rừng xanh thăm thẳm được mọi người kính phục.

Sử thi giữ đất của người Việt

Sử thi giữ đất của người Việt

Tây Nguyên, chỉ riêng cái tên ấy thôi đã gợi biết bao suy tưởng về một không gian đầy huyền thoại của vùng đất bazan tràn ngập nắng và gió. "Đặc sản" văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đã tạo cảm hứng cho hàng ngàn tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng như thúc giục lòng người tìm đến với cao nguyên một lần trong đời. Và tâm hồn, cuộc sống của người dân Tây Nguyên xa xưa được biểu thị xuyên suốt qua những pho sử thi sống động. Nghệ thuật hát kể sử thi Tây Nguyên được các dân tộc gọi bằng nhiều cách khác nhau. Đơn cử như dân tộc Ba Na gọi là hơ-mon, dân tộc Ê Đê gọi là "khan" và "hơ-ri" là cách gọi sử thi của đồng bào Gia Rai.

Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng

Lễ hội mừng lúa mới của người Đăng

Từ mấy tháng trước, tiếng chiêng báo hiệu "Mùa ăn năm, uống tháng" của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã nổi lên. Nhưng với cộng đồng người Đăng buôn Hring như thành lệ, họ lại chọn đúng thời điểm trời đất giao hòa để mở đầu mùa lễ hội của mình.

Tìm lại vẻ đẹp người Tây Nguyên 60 năm về trước

Tìm lại vẻ đẹp người Tây Nguyên 60 năm về trước

Trong các cuộc hội thảo, tọa đàm về Tây Nguyên những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường chia sẻ nỗi ưu tư, trăn trở khi đề cập đến vẻ đẹp độc đáo của người dân tộc Tây Nguyên. Vì sao trong những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, nét đẹp của người Tây Nguyên đã trở thành dấu ấn khó có thể phai mờ, nhưng trong giai đoạn hiện nay không còn đẹp như trước (?). Đây cũng là câu hỏi mà những người yêu Tây Nguyên luôn muốn được giải đáp.

Người  bước ra từ cõi sử thi

Người bước ra từ cõi sử thi

Làng Plei Đôn ở mé Tây thành phố Kon Tum. Nơi rìa làng, cạnh bóng nhà rông, có một căn nhà nhỏ ẩn mình khiêm tốn, nhưng thường được những vị khách "không mời mà đến" ghé thăm! Cũng bởi vì chủ nhân của nó là người am hiểu rất nhiều điều về văn hóa Tây Nguyên và cũng đang tham gia công việc giới thiệu dòng văn hóa độc đáo này đối với công chúng. Người chủ nhân ấy tên là A Jar, sắp bước sang tuổi "thất thập", vóc người nhỏ nhắn, nét mặt khắc khổ, nhưng hay cười vui, xởi lởi với mọi người. Ẩn sâu trong con người A Jar là một tình yêu lớn đối với bản sắc văn hóa bản địa.

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa

Trên chiếc tàu HQ-996 của Hải quân ra với Trường Sa, giữa mênh mông trời nước, tôi lại mường tượng ra vài trăm năm trước, những dân binh cắp chiếu bó sợi dây mây từ biệt hòn cù lao Ré, phụng mệnh nhà Nguyễn xuống thuyền đi trấn giữ Biển Đông, khai thác sản vật, tìm lượm hóa vật và đo vẽ bản đồ. Chiếc thuyền bầu nhỏ nhoi như dấu chấm trồi ngụp giữa đại dương, những hòn đảo hoang vu ken dày tổ yến, những loài chim dạn dĩ không biết sợ người... Hoàng Sa đi có về không/ Lệnh vua ban phải quyết lòng ra đi...

Người giữ hồn văn hóa ở làng Măng Tó

Người giữ hồn văn hóa ở làng Măng Tó

Sinh ra và lớn lên ở làng Măng Tó, dưới chân núi Ngọc Linh quanh năm mây bao phủ, từ nhỏ, chàng trai dân tộc Đăng đã quen với núi rừng có tiếng chim hót, có con thú gọi bầy, có tiếng nước suối róc rách, tiếng lá cây xào xạc, say mê tiếng đàn t'rưng, đàn pơroong ló cùng điệu múa xoang và tiếng trống, tiếng cồng chiêng của dân tộc mình. Để rồi hôm nay, mới bước sang tuổi 48, Hồ Văn Thập được xem như là "báu vật sống" của người Đăng vùng Trà Cang và hơn thế nữa, anh là già làng trẻ tuổi nhất vùng Trà My hiện nay.

ZALO