Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Chủ nhật, 30/06/2024 11:04 GMT+7
Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Từ trung tâm xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng Bắc trên con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi chừng hơn 20km là đến bản Mùa Xuân của người dân tộc Mông. Năm 1992, người Mông từ xã Pù Nhi, huyện Mường Lát di cư về đây sinh sống. Người có uy tín của bản Mùa Xuân - Thao Văn Dia kể, khi theo gia đình về đây, anh chưa đầy 10 tuổi, không nhớ ai đã đặt tên cho bản, nhưng bà con trong bản và anh rất ưng cái bụng vì sau bao năm tháng quây tụ, đoàn kết, gắn bó, cần cù lao động, vượt qua khó khăn, đến nay, bản đã phát triển khởi sắc, bình yên đúng như cái tên Mùa Xuân.

Nỗ lực xóa bỏ tà đạo trên vùng biên Điện Biên (bài 2)

Nỗ lực xóa bỏ tà đạo trên vùng biên Điện Biên (bài 2)

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã tận dụng ưu thế kết nối không giới hạn về không gian, thời gian, tốc độ lan tỏa nhanh của Internet và mạng xã hội, truyền bá tư tưởng tà đạo tới tận các thôn, bản biên giới tỉnh Điện Biên. Chúng thường xuyên rao giảng những thông tin sai sự thật, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, gây mâu thuẫn, phân biệt tôn giáo, kêu gọi kích động chia rẽ dân tộc, tôn giáo, tạo thành các “điểm nóng”. Đối tượng chủ chốt hầu hết ở nước ngoài, chỉ đạo phần tử phản động trong nước và trực tiếp truyền đạo trái phép qua các phòng họp online thông qua ứng dụng Zoom, Facebook, Zalo, Telegram...

Muôn sắc màu trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Muôn sắc màu trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Để xua tan cái nắng nóng oi bức, bỏng rát của mùa hè, mong cầu những cơn mưa tới để cây cối nảy lộc xanh trời, mùa màng bộ thu, đời sống cộng đồng no ấm, đồng bào dân tộc ở cả 2 miền Nam - Bắc đều tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhưng mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, gắn với phong tục tập quán cũng như những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của từng địa phương.

Phát huy giá trị, tiềm năng văn hóa truyền thống dân tộc Giẻ Triêng

Phát huy giá trị, tiềm năng văn hóa truyền thống dân tộc Giẻ Triêng

Làng Du lịch cộng đồng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng. Nhờ vào sự chung tay gìn giữ của cộng đồng dân tộc Giẻ Triêng nên những người dân nơi đây đã phát huy được những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Trung tướng, Tiến sĩ Tăng Huệ - Tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ biên giới

Trung tướng, Tiến sĩ Tăng Huệ - Tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ biên giới

Trung tướng, Tiến sĩ Tăng Huệ, nguyên Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sinh ngày 4/10/1947 ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Bố là cán bộ tiền khởi nghĩa, sĩ quan quân đội, một thời là cán bộ chỉ huy Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Bình, Nghệ An. Mẹ là xã viên hợp tác xã, cần cù chịu khó thay chồng nuôi con khôn lớn. Em trai là liệt sĩ hi sinh ở chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngã ba biên mùa đào nở hoa

Ngã ba biên mùa đào nở hoa

Mùa xuân ở vùng rừng núi A Pa Chải, cực Tây của Tổ quốc có gì đó lạ lắm khiến tôi vừa háo hức, vừa bồi hồi như người xa quê trở về với đất mẹ. Sáng sớm, trời se lạnh, sương mù bảng lảng; tới trưa, tiết trời ấm áp; sang chiều, cả vùng biên chìm trong sắc vàng mơ của nắng nhạt. Những cây đào khẳng khiu trong suốt mùa đông, giờ đã nhú chồi non, bung hoa đỏ hồng đón năm mới.

Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng - Suốt đời tâm huyết với biên cương

Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng - Suốt đời tâm huyết với biên cương

Tôi gặp Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng vào những ngày cuối tháng 12/2012, sau Đại hội Cựu Chiến binh Việt Nam lần thứ V. Lúc này, ông đang làm công tác bàn giao chức Phó Chủ tịch thường trực Hội cho người kế nhiệm của Ban Chấp hành mới. Lần đầu tiên được làm việc với ông, vị tướng ở tuổi 75, mà sức vẫn "cường", trí vẫn "mẫn", một con người thực sự tâm huyết, nhiệt thành, thẳng thắn.

Biên khu Việt Quế - bài ca đẹp về nghĩa tình biên giới Việt Nam-Trung Hoa

Biên khu Việt Quế - bài ca đẹp về nghĩa tình biên giới Việt Nam-Trung Hoa

Với mong muốn tái hiện một chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, kề vai sát cánh chiến đấu giải phóng đất nước của quân đội hai nước, Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh đã hoàn thành tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế”. Đây là tác phẩm văn học đầu tiên viết về chiến dịch đặc biệt này, có kết cấu 7 chương, trên 7 vạn từ. Tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế” của nhà văn Phạm Vân Anh đã dựng lại cho độc giả một hình dung đầy hào sảng, tự hào về một chiến dịch hết sức ý nghĩa, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó, “nhường cơm, sẻ áo”, “chia lửa, chia máu” giữa những chiến sĩ Giải phóng quân nhân dân Trung Hoa và Giải phóng quân nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn từ tháng 6 đến tháng 10/1949.

Toàn văn Tuyên bố Chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố Chung Việt Nam-Trung Quốc

Tuyên bố Chung Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục làm sâu sắc, nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng Chia sẻ Tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết (tên khai sinh là Phạm Văn Côn), sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Là người lãnh đạo gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an nhân dân vũ trang nói riêng, Trung tướng Trần Quyết đã để lại trong lòng bao thế hệ người lính hình ảnh người chỉ huy thông minh, mưu trí và đầy lòng nhân ái. 

Điểm tựa để người dân xã biên giới vượt khó

“Điểm tựa” để người dân xã biên giới vượt khó

Nhờ những chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), xã biên giới Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng càng hoàn thiện, người dân nhận rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế năng động, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Người Kháng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Người Kháng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Phát huy vai trò của người có uy tín, ông Lò Văn Kẹo, dân tộc Kháng, sống tại Bản Hin 2, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã gương mẫu xóa bỏ các hủ tục đã ăn sâu bén rễ trong đời sống thường ngày của người dân địa phương. Ông cũng tích cực vận động bà con người Kháng xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Sín Thầu nhớ Bác (kỳ 1)

Sín Thầu nhớ Bác (kỳ 1)

Mường Nhé, vùng đất nơi cuối trời Tây Bắc 600 năm trước đây đã từng đi vào trong thơ của vị thánh quân Lê Lợi khi ngài đem quân bình định chốn rừng thiêng nước độc này. Câu thơ “Hư đạo nguy than tam bách khúc” - dịch nghĩa là “ba trăm ngọn thác nguy hiểm đã thành lời nói hư huyễn” của tiền nhân giờ ứng nghiệm với những con đường chạy qua dốc núi để đến với các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên. Chốn xa xanh biên cương ấy, xã Sín Thầu được mệnh danh là nơi “mặt trời lặn sau cùng trên đất nước Việt Nam”. Núi rừng nơi ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc rạng rỡ ôm lấy những thửa ruộng bậc thang, nương ngô, nương lúa xanh mát mắt và những nếp nhà trình tường cổ kính trong bản làng trù phú, yên vui.

Lan tỏa giá trị tích cực từ bữa tiệc văn hóa đa sắc màu

Lan tỏa giá trị tích cực từ “bữa tiệc” văn hóa đa sắc màu

Diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 22 đến 26/11), Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã đem tới cho khán giả “bữa tiệc” văn hóa đa sắc màu. Không chỉ quảng bá văn hóa của các dân tộc, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” còn có ý nghĩa tôn vinh, kết nối và vun đắp tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản quý giá của đất nước ta.

Than Uyên thay đổi tư duy, thực hiện nếp sống văn hóa mới

Than Uyên thay đổi tư duy, thực hiện nếp sống văn hóa mới

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một trong những hủ tục gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Để đấu tranh bài trừ tệ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cần sớm thay đổi tư duy, nhận thức.

ZALO