Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ hai, 01/07/2024 10:31 GMT+7
Giấc mơ có thật của cậu học trò tật nguyền người Vân Kiều

Giấc mơ có thật của cậu học trò tật nguyền người Vân Kiều

Hai năm đi học là ngần ấy thời gian Hồ Thanh Lâm (lớp 2A6, điểm trường Pa Nho, Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đến trường bằng đôi chân của bạn cùng lớp Hồ Anh Tân và Hồ Văn Phát. Tình cảm trong trẻo của những đứa trẻ ngây thơ đã lay động các giáo sư, bác sĩ cùng nhiều nhà hảo tâm. Những người chưa từng quen nhau, chưa từng biết mặt đã chung tay cùng tìm kiếm hi vọng chữa lành đôi chân cho cậu bé tật nguyền.

Người cán bộ dân tộc Cor làm dân vận khéo trên địa bàn biên giới biển

Người cán bộ dân tộc Cor làm "dân vận khéo" trên địa bàn biên giới biển

Bà con ở làng chài thôn An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hỏi tôi về anh cán bộ Biên phòng Hồ Văn Hùng, người dân tộc Cor hiện đang công tác ở đơn vị nào? Qua câu chuyện của người dân về hình ảnh người lính quân hàm xanh cứu dân trong siêu bão Haiyan: “anh Hùng cõng bà cụ chạy rất nhanh dưới mưa gió...", chúng tôi đã xác minh: anh là Thiếu tá Hồ Văn Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Đức Minh, BĐBP Quảng Ngãi.

Thầy thuốc quân hàm xanh tận tâm ở Trạm xá quân dân y kết hợp A Vao

"Thầy thuốc" quân hàm xanh tận tâm ở Trạm xá quân dân y kết hợp A Vao

Không chỉ làm tốt công tác giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ và quân y Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị còn làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và nhân dân nước bạn Lào.

Lão ngư kiên cường bám biển và những vần thơ đầy nghị lực nơi biển khơi

Lão ngư kiên cường bám biển và những vần thơ đầy nghị lực nơi biển khơi

Sau vụ việc nhiều tàu đánh cá bị tai nạn trên vùng biển Trường Sa (Khánh Hòa), vần thơ của lão ngư dân Lê Văn Đồng dường như càng chất chứa nội tâm sâu xa về cuộc đời ngư dân bám biển. Nhiều dòng thơ từng vang lên trong đầu khi ông ngồi dưới chiếc thúng nhỏ dập dềnh giữa đêm vắng ở vùng biển Trường Sa, lắng nghe tiếng sóng nước xô dào dạt, vội vã chèo chống khi thấy sóng cồn.

Cột mốc nơi trời thấp, đất cao

Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc khiến tôi vỡ òa hạnh phúc là khi đứng trên đỉnh Phu Xai Lai Leng - nóc nhà của biên cương xứ Nghệ, nơi con đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã từ đây vươn tới muôn nẻo Trường Sơn, dẫn đến chiến thắng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. “Một tấc bản đồ, vạn tấc quê hương”, hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận sâu sắc câu nói ấy của những người cán bộ trắc địa, khi phóng chiếu trong tầm mắt trùng điệp núi lẫn trong mây, mây tỏa trắng rừng biên giới Nghệ An - tỉnh có đường biên giới giáp với nước bạn Lào dài nhất toàn tuyến với khoảng 468,281km, tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay.

Phục dựng lễ cưới truyền thống của đồng bào Ve tại xã Đắc Pre

Phục dựng lễ cưới truyền thống của đồng bào Ve tại xã Đắc Pre

Được biết, đồng bào dân tộc Ve (nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng) cư trú chủ yếu tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là tộc người thiểu số trên vùng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tri thức dân gian, phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu là lễ nghi, tập tục trong hôn nhân... luôn được cộng đồng xem đó là nét văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, theo thời gian, lễ cưới truyền thống của đồng bào Ve nơi đây đang có nguy cơ mai một.

Lồng lộng dưới bóng cờ Lũng Cú

Lồng lộng dưới bóng cờ Lũng Cú

Những ngày tháng 9, biên giới Hà Giang thật lạ. Cái lạnh đã len lỏi giữa núi rừng nhàn nhạt nắng, cái màu óng như mật ong ấy dường như khiến cảnh sắc mùa thu thật gợi cảm và cũng thật nồng nàn. Ngắm những người đồng đội trong bộ quân phục dã chiến tuần tra qua cột mốc Séo Lủng nơi cột cờ tột Bắc, tôi lại nhớ nao lòng câu thơ của cố Thiếu tướng, nhạc sĩ Vũ Hiệp Bình: “...Chúng tôi đi/ Hành trang giản dị/ Quân phục bạc màu nắng gió/ Tiếng hát bay dọc đường tuần tra/ Lấy cột mốc làm vạch nhịp bài ca/ Trọng âm dồn nhịp bước...”. Toàn tuyến biên giới Hà Giang có 442 mốc giới gồm 358 mốc chính, 84 mốc phụ đều trên những khu vực núi đá trùng điệp, nên việc đến được mốc là điều không hề đơn giản.

Cô giáo cắm bản nơi nhiều không

Cô giáo cắm bản nơi nhiều “không”

Tận tâm, giỏi nghề, mến trẻ, trách nhiệm và gương mẫu là những ấn tượng của phụ huynh học sinh và bạn bè đồng nghiệp nói về cô giáo Vi Thị Hương, sinh năm 1993, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Mỹ Lý 2, xã Mỹ Lý, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Yêu thương ở lại

Yêu thương ở lại

Trong những năm qua, tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế đã "chạm" đến lòng tin yêu để người dân nơi biên giới nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.

Chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy qua biên giới

Chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy qua biên giới

Trong những tháng đầu năm 2023, hoạt động của tội phạm buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có diễn biến phức tạp. Trước những thách thức đó, BĐBP Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp, chủ động nắm chắc tình hình, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức đấu tranh, bóc gỡ thành công nhiều đường dây tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Cái giá phải trả cho kẻ dùng súng áp tải ma túy qua biên giới

Cái giá phải trả cho kẻ dùng súng “áp tải” ma túy qua biên giới

Với hành vi sử dụng súng quân dụng, vận chuyển gần 50kg ma túy tổng hợp từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ, Toongleng Lo và Thongvang đã phải nhận bản án cáo nhất là tử hình. Thế nhưng, điều day dứt, đáng sợ hơn cả đối với 2 bị cáo đó là cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ nơi quê nhà sẽ sống như thế nào khi mất đi trụ cột gia đình?

12 năm miệt mài cõng ánh sáng cho trẻ em vùng cao

12 năm miệt mài “cõng” ánh sáng cho trẻ em vùng cao

Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặt trời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…

Đường đến trường

Đường đến trường

Trong đời mỗi con người, ai cũng có một thời học sinh đáng nhớ, ai cũng đi qua con đường đến trường, đến lớp. Con đường ấy có thể dài hay ngắn, đường đất hay đường nhựa, đường vòng hay đường thẳng, từ ngõ nhà đến cánh cổng trường. Con đường ấy không lặp lại bao giờ, mỗi ngày là một ngày mới rồi chuyển mùa, giao mùa, với bao ấm lạnh, với bao sắc màu thay đổi của thiên nhiên, của mưa của nắng, của sáng của tối, của tháng của ngày.

Ánh sáng hữu nghị bên dòng Sê Rê Pốk

“Ánh sáng hữu nghị” bên dòng Sê Rê Pốk

Dòng Sê Rê Pốk bắt nguồn từ Đắk Lắk là phụ lưu quan trọng của sông Mekong, vắt ngang Buôn Đôn - địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk, BĐBP Đắk Lắk rồi chảy ngược về Tây, “xuất cảnh” qua biên giới vào khu vực biên giới Me Ruch của nước bạn Campuchia. Trong nhiều thế kỷ trước đây, dòng sông là một trong những con đường giao thương quan trọng giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Kể từ cuối năm 2016 đến nay, ánh sáng của tình hữu nghị giữa BĐBP Việt Nam và Công an Campuchia luôn tỏa sáng.

Gần lắm Điện Biên

Gần lắm Điện Biên

Có một Điện Biên gần lắm trong lòng người dân đất Việt; gần như tấm huy hiệu chiến thắng Điện Biên có hình ảnh người chiến sĩ đội mũ nan, giương súng dưới lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” phập phồng trên ngực trái tim người lính Điện Biên; gần như tên đường thân thiết Điện Biên Phủ ở Hà Nội có cột cờ thủ đô phấp phới bay lộng gió; gần như tên gọi trìu mến của bạn bè quốc tế khi hô vang “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, “Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp”; gần như chiến công 12 ngày đêm, một “Điện Biên Phủ trên không” hạ pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ. Điện Biên Phủ trở thành danh từ chung biểu tượng cho ý chí quật cường và chiến thắng vẻ vang của lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.

ZALO