Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ ba, 09/07/2024 01:49 GMT+7
Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024
Thiếu tướng Trịnh Ngọc Huyền - Người con của quê hương Khu Cháy anh hùng

Thiếu tướng Trịnh Ngọc Huyền - Người con của quê hương Khu Cháy anh hùng

Thiếu tướng Trịnh Ngọc Huyền tiếp tôi trong một sáng mùa thu Tháng Tám, tại nhà ông nằm trong khu tập thể Bộ đội Biên phòng, phố Đào Tấn, Hà Nội. Biết công việc của tôi, trong cái bắt tay rất chặt, chân tình, ông nói: "Viết về mình nên vừa phải thôi, bởi tất cả những gì có được của mình là nhờ Đảng, Công an, Quân đội, làng quê cho cả". Ông cười, cái cười đôn hậu, bao dung, làm tôi được thể trò chuyện với ông thoải mái.

Ban Liên lạc truyền thống BĐBP và Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống BĐBP

Ban Liên lạc truyền thống BĐBP và Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống BĐBP

Trong những ngày qua, Ban liên lạc truyền thống (LLTT) BĐBP các tỉnh và Bộ chỉ huy BĐBP trên các tuyến biên giới đã tổ chức gặp mặt ôn lại truyền thống nhân Kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024). Tại buổi gặp mặt, các Ban LLTT cũng báo cáo kết quả và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Sôi nổi các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống BĐBP và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân

Sôi nổi các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống BĐBP và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2024), các đơn vị BĐBP trên hai tuyến biên giới đã sôi nổi tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao. Qua đó, giúp gắn kết tình quân dân trên khu vực biên giới.

Cột mốc trên đất sen hồng

Cột mốc trên đất sen hồng

Tôi đến với miền đất sen hồng bởi đã xuyến xao trước những dòng văn của một người con Đồng Tháp: "Hò Đồng Tháp quê mình thì cũng được nghe nhiều lần rồi, nhưng nghe trong một không gian đầy hương đồng gió nội ở miền biên giới một ngày cuối tuần thì cảm xúc thật dâng trào... Trở lại không khí hôm ra mắt "Hội quán nuôi lươn" của bà con Thường Phước quê mình, mới thấy ấm cúng làm sao, tình nghĩa làm sao! Bảy mươi chín người nông dân nuôi lươn "xúm xa xúm xít" bên nhau, mắt cùng hướng về một ngày mai sẽ có nhiều đổi thay trên miền biên giới này. Sự đổi thay không chỉ đến từ biến đổi khí hậu, từ con nước mùa rồi không theo quy luật của trăm năm trước!".

Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng - Suốt đời tâm huyết với biên cương

Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng - Suốt đời tâm huyết với biên cương

Tôi gặp Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng vào những ngày cuối tháng 12/2012, sau Đại hội Cựu Chiến binh Việt Nam lần thứ V. Lúc này, ông đang làm công tác bàn giao chức Phó Chủ tịch thường trực Hội cho người kế nhiệm của Ban Chấp hành mới. Lần đầu tiên được làm việc với ông, vị tướng ở tuổi 75, mà sức vẫn "cường", trí vẫn "mẫn", một con người thực sự tâm huyết, nhiệt thành, thẳng thắn.

Trinh sát ngoại tuyến chiến đấu trong lòng địch (bài 1)

Trinh sát ngoại tuyến chiến đấu trong lòng địch (bài 1)

Thành lập lực lượng bảo vệ giới tuyến được ghi trong Hiệp định Genève năm 1954, về quân số, trang bị khí, sau đó, thành lập Ban liên hợp khu phi quân sự, Khu ủy Vĩnh Linh, Công an nhân dân trang Vĩnh Linh... Đại tá Nguyễn Thanh Hà, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị, là người chứng kiến mọi sự kiện diễn ra ở Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hiện nay, ông trở thành nhân chứng “hiếm hoi” còn sống, có trí nhớ tuyệt vời về những mốc lịch sử, sự kiện, con người suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.

Trận đánh vang dội của Đồn Công an nhân dân vũ trang Vĩnh Lạc

Trận đánh vang dội của Đồn Công an nhân dân trang Vĩnh Lạc

Chiến tranh biên giới Tây Nam đã đi qua trên 45 năm, nhưng dư âm chiến thắng còn vang vọng mãi. Lực lượng Công an nhân dân trang (CANDVT) An Giang (nay là BĐBP An Giang) đã có nhiều chiến công vang dội làm “kinh hồn, bạt vía” kẻ thù. Trong đó, trận đánh do Đồn CANDVT Vĩnh Lạc phối hợp tác chiến với lực lượng địa phương và Lữ đoàn Đặc nhiệm 305, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam được coi là mẫu mực về nghệ thuật quân sự, ý chí chiến đấu bền bỉ của quân và dân ta.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới biển

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở cuối lưu vực sông Hậu, vùng biển rộng 30.000km2, chiều dài bờ biển 72km, có 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, là vị trí có chiến lược về quốc phòng - an ninh, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Khu vực biên giới biển của tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, chủ yếu có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống.

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Những người sống và làm việc bên ông ở bất cứ giai đoạn nào cũng có chung một nhận xét: "Ông là người bao giờ cũng tận tụy, hết lòng với nhiệm vụ được giao". Nếu nói tổng quát: "Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông quy tụ lại bằng các từ: Miệt mài, sâu sát và quyết đoán" cũng không phải phân vân là quá lời.

Anh hùng Trương Chí Cương: Yết Kiêu giữa đôi bờ giới tuyến

Anh hùng Trương Chí Cương: "Yết Kiêu" giữa đôi bờ giới tuyến

Đứng bên con sông Bến Hải, tôi thầm nhớ đến Đại tá Trương Chí Cương (hay còn có biệt danh là Trương Xà), nguyên Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị - một trong 5 chiến sĩ Công an nhân dân trang (CANDVT) đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng trang nhân dân vào năm 1967.

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Lịch sử qua đi như dòng chảy không ngừng trên con sông thời gian vô tận. Có những sự việc, có những con người tưởng như đã lui vào dĩ vãng, nhưng trí nhớ con người đánh thức ta luôn nhớ về những người có công. Vì thế, nhìn lại quá khứ tuy chỉ thấy được những điểm đậm nét, các chi tiết thường bị phôi pha, song ký ức còn đọng lại ở mỗi con người, ở lịch sử thì rất cụ thể và sâu sắc. Trường hợp Thiếu tướng Huỳnh Thủ cũng vậy. Gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó 25 năm gắn bó với biên cương, với lực lượng Công an nhân dân trang (nay là BĐBP) dấu ấn ông để lại là hình ảnh sâu đậm luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người.

Về Huế yêu thương thăm biên cương A Lưới

Về Huế yêu thương thăm biên cương A Lưới

Cuối năm 2009, tôi có dịp được tháp tùng Đại tá Hoàng Xuân Chiến, Chỉ huy trưởng BĐBP Thừa Thiên Huế (nay là Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) sang thăm bản Ka Lô, thuộc huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào qua cửa khẩu A Đớt thuộc huyện A Lưới. Chính quyền và đồng bào ở đó đón những cán bộ Biên phòng Thừa Thiên Huế như người thân trở về quê hương với một sự mến thương, kính trọng sâu sắc.

Vọng gác Cửa Tùng

Vọng gác Cửa Tùng

Cửa Tùng là một địa danh đặc biệt trong thực hiện Hiệp định Genève năm 1954. Hiện nay, trong khuôn viên của Đồn Biên phòng Cửa Tùng, BĐBP Quảng Trị vẫn còn lưu giữ di tích Trạm kiểm soát liên hợp. Trước năm 1975, lực lượng Công an nhân dân trang ở bờ Bắc và lực lượng Cảnh sát của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở bờ Nam cùng phối hợp kiểm soát tàu thuyền qua lại nơi đây.

Đất lửa anh hùng - cột mốc kiên trung

Đất lửa anh hùng - cột mốc kiên trung

Nhắc đến Quảng Trị, là nhắc đến vùng đất lửa, nơi trận tiền hứng chịu biết bao gươm đao, máu lửa và bom đạn qua các thời kỳ. Cảo thơm lần dở, ngược về quá khứ, để thấy những gian lao mà nhân dân Quảng Trị qua bao thế hệ đã phải trải qua, khi quê hương của họ từ thời đại Hùng Vương cho tới đến năm 1972 đều được coi là “trọng trấn”, là “cửa ngõ” phía Nam của Tổ quốc. “Quảng Trị anh hùng - Quảng Trị kiên trung - Quảng Trị thành đồng ...”, có biết bao lời tôn vinh và tri ân những hi sinh không gì đong đếm được của vùng đất, con người nơi ấy.

ZALO