Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 06/07/2024 11:18 GMT+7

Từ khóa: "Lễ hội Xên Mường"

Muôn sắc màu trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Muôn sắc màu trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Để xua tan cái nắng nóng oi bức, bỏng rát của mùa hè, mong cầu những cơn mưa tới để cây cối nảy lộc xanh trời, mùa màng bộ thu, đời sống cộng đồng no ấm, đồng bào dân tộc ở cả 2 miền Nam - Bắc đều tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhưng mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, gắn với phong tục tập quán cũng như những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của từng địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên

Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp Điện Biên bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoạt động du lịch đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Hoa ban, loài hoa có nhiều ý nghĩa với đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên

Hoa ban, loài hoa có nhiều ý nghĩa với đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên

Nếu như hoa tam giác mạch là biểu tượng cho mảnh đất Hà Giang, Sơn La có hoa mận, thì hoa ban lại là thương hiệu chung của núi rừng Tây Bắc và của Điện Biên nói riêng. Hoa ban được coi là biểu tượng cho đất - trời và con người Điện Biên, với vẻ đẹp tinh khôi, bền bỉ, mãnh liệt vươn lên từ khó khăn, nhọc nhằn. Hoa ban không chỉ là một loài hoa mang giá trị thương hiệu đặc sắc, mà còn là một loài hoa mang nhiều ý nghĩa trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên.

Keng Loóng và Lễ hội Xên Mường là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
Nghệ thuật Xòe Thái - biểu tượng văn hóa gắn kết cộng đồng
Lễ thức dân gian ngày Tết của các dân tộc thiểu số

Lễ thức dân gian ngày Tết của các dân tộc thiểu số

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói từ ngàn xưa giới thiệu về 4 mường lớn ở vùng Tây Bắc. Lớn nhất là Mường Thanh (Điện Biên), thứ nhì Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), thứ ba Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La), thứ tư Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Đây được coi là 4 vựa lúa của Tây Bắc. Mường Lò là một trong 4 mường này, nơi hội tụ của nhiều bản sắc văn hóa của đồng bào Tây Bắc, nổi trội là văn hóa của các dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao, Tày. Các lễ thức dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây thể hiện đậm nét nhất trong dịp Tết và những ngày hội Xuân.

Những đốm lửa hồng du lịch ở Sơn La

Những “đốm lửa hồng” du lịch ở Sơn La

Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là vùng đất đậm đà bản sắc dân tộc với những nét văn hóa riêng biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc, có hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa đa dạng... Đó là những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng (homestay) nói riêng của TP Sơn La. Tuy mới phát triển không lâu, nhưng mô hình du lịch cộng đồng đã và đang khẳng định được sức hút đối với du khách thập phương khi đến với địa phương này.

Đậm đà bản sắc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc
Quà tặng thiên nhiên giữa núi rừng Mộc Châu

“Quà tặng” thiên nhiên giữa núi rừng Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La từ lâu được biết đến như là một vùng đất rộng lớn và đẹp nhất nhì ở Việt Nam. Nơi đây được nhiều người ví như Đà Lạt của vùng núi Tây Bắc với khí hậu trong lành, cảnh quan núi rừng kỳ vĩ, những con đường uốn lượn ôm sát sườn núi, những lớp sương mù dày đặc khiến cảnh vật nơi đây đẹp lạ, mê mẩn lòng người. Đến Mộc Châu, người ta dễ dàng tìm được một không gian yên tĩnh với những đồi chè xanh ngút ngàn, những vườn đào, vườn mận chín đỏ rực luôn sẵn sàng đợi bàn tay của lữ khách hái ăn thỏa thích.

Già làng quyết giữ sách cổ trăm năm

Già làng quyết giữ sách cổ trăm năm

Cuốn sách cổ khắc chữ lên lá cây, độc đáo, có niên đại hàng trăm năm, được ông Lò Văn Nô (xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) cất giữ như một “báu vật” gia truyền. Dù trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, cuốn sách cổ này vẫn được giữ nguyên vẹn, nhờ sự quyết tâm của già làng Lò Văn Nô.

Tháng 4 rộn ràng với Sắc màu các dân tộc Việt Nam

Tháng 4 rộn ràng với “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Từ ngày 1-4 đến 2-5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra các hoạt động tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4) với chủ đề “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Bảo tồn văn hóa và những thách thức không hề nhỏ

Bảo tồn văn hóa và những thách thức không hề nhỏ

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc, nói một cách cụ thể là khôi phục, giữ gìn cái hay, cái đẹp có tính cách riêng biệt, độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, làm cho mọi người đều cảm nhận được cái hay, nét đẹp đó, có ý thức giữ gìn, trân trọng, nâng niu và tự hào về dân tộc mình, quê hương đất nước mình. Làm thế nào để bảo tồn được văn hóa dân tộc khi xu thế phát triển du lịch ngày càng lớn là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi những người có trách nhiệm tổ chức, quản lý và khai thác du lịch phải có tầm nhìn xa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa cho muôn đời sau.

Người quotthắp lửaquot cho điệu xòe cổ đất Mường Lò

Người "thắp lửa" cho điệu xòe cổ đất Mường

Nhắc đến vùng Tây Bắc, người ta nghĩ ngay đến đồi núi trập trùng, đến hoa ban trắng trời và những điệu xòe quyến rũ mang đậm hương sắc vùng cao. "Anh vượt núi/ Gặp sương mù Tây Bắc/ Điệu xòe trôi/ Trong sắc trắng hoa ban" - những câu thơ lay động lòng người trong bài "Đêm xòe xứ Thái" của nhà thơ Dương Trọng Dật khi được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc lại càng chắp cánh bay cao làm cho mọi người càng yêu mảnh đất này hơn. Về Mường Lò, Nghĩa Lộ, Yên Bái, chúng tôi may mắn được gặp nghệ nhân Lò Văn Biến (82 tuổi) - người có công "thắp lửa" cho những điệu xòe cổ xứ Mường Lò. 

Mường Phăng đi tới tương lai

Mường Phăng đi tới tương lai

Hạ tuần tháng 4, cuối mùa hoa ban nở, cùng Đoàn cựu chiến binh huyện Ứng Hòa (Hà Nội), chúng tôi lên với Mường Phăng. Từ dốc Nà Nhạn, nơi tượng đài Chiến sĩ kéo pháo sừng sững giữa đất trời, cung đường nhựa dài vài chục cây số mềm như dải lụa quanh co dưới tán rừng rậm đưa chúng tôi về với chiến dịch lịch sử, nơi mà cách đây 60 năm về trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn đặt và xây dựng làm trung tâm căn cứ đầu não của quân đội ta - Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Người giữ hồn cốt dân tộc Thái

Người giữ hồn cốt dân tộc Thái

Biết tiếng nghệ nhân Lò Văn Biến, ở bản Căng Nà, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái về những đóng góp của ông trong bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Thái đã lâu, nhưng đến gần đây, tôi mới có dịp được tiếp xúc và trò chuyện cùng ông. Những thành tích trong bảo vệ văn hóa dân tộc Thái và việc làm hiện tại càng khẳng định ông là một già làng "đa tài". Năm nay đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn khỏe mạnh, đặc biệt là nụ cười tươi rói, thể hiện sự lạc quan yêu đời và tính cách trẻ trung.

ZALO