Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ ba, 09/07/2024 05:58 GMT+7

Từ khóa: "lính thợ"

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Tôi biết Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ khi ông còn là sinh viên khóa II những năm 1978 - 1983, Đại học Công an nhân dân vũ trang, sau này là Đại học Biên phòng, nay là Học viện Biên phòng. Ấn tượng in đậm trong tâm trí tôi, ấy là lúc ông và những sinh viên giỏi nhất của khóa II, bảo vệ xuất sắc luận văn tốt nghiệp và sau đó được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Vào thời điểm ấy, nhìn ông và một số đồng niên, đồng ngũ cùng bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tôi thầm nghĩ, ông còn tiến xa trên con đường binh nghiệp, công danh của mình. Và quả nhiên, hai mươi chín năm sau ngày tốt nghiệp ra trường, ông đã là vị tướng Biên phòng với đầy đủ học hàm, học vị (Phó Giáo sư, Tiến sỹ) và danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.

Trung tướng Phạm Huy Tập - Trưởng thành từ người lính Trinh sát

Trung tướng Phạm Huy Tập - Trưởng thành từ người lính Trinh sát

Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất bồi ven sông Hồng, thôn Tử Lý, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Các bậc cao niên trong làng kể lại rằng, từ thời xa xưa, người dân vùng đất này đã phải "sống ngâm da, chết ngâm xương". Hằng năm, từ tháng 5 đến tháng 9, nước sông Hồng dâng cao, vùng quê ông ngập trong nước. Ông cũng đã từng được chứng kiến làng quê phải "oằn mình" chống chọi với hai trận lụt "lịch sử", đó là vào năm 1969 và năm 1971.

Điểm sáng tăng gia sản xuất nơi vùng cát trắng

Điểm sáng tăng gia sản xuất nơi vùng cát trắng

Đóng quân trên địa bàn có thời tiết, khí hậu hết sức khắc nghiệt, nguồn nước ngọt khan hiếm, lại ở vùng cát trắng nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Triệu Vân, BĐBP Quảng Trị luôn chủ động khắc phục khó khăn, tích cực chăn nuôi, trồng trọt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Anh hùng, liệt sĩ Phan Ngọc Nhân: Sáng mãi tên anh trên quê hương Điện Bàn

Anh hùng, liệt sĩ Phan Ngọc Nhân: Sáng mãi tên anh trên quê hương Điện Bàn

Theo lời kể đầy tự hào của Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP về quê hương Điện Bàn, Quảng Nam của mình cùng những người chiến sĩ An ninh nhân dân vũ trang quả cảm, tôi đã về thăm miền quê cách mạng này. Vùng đất Điện Bàn trong hai cuộc kháng chiến là địa bàn chiến lược, có vai trò “cửa khẩu” cung cấp, tiếp nhận lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho chiến trường, đảm bảo nhu cầu cho cán bộ, bộ đội trong và ngoài thị xã, các cơ quan của tỉnh, Liên khu 5, Đặc khu Quảng Đà hoạt động trong suốt những năm bom đạn. Vì thế, Điện Bàn thường xuyên bị kẻ thù tấn công, phá hoại, có lúc cả xã là một vùng đất trắng: “trắng nhà, trắng cây cỏ, trắng dân”, nhưng cán bộ, đảng viên, du kích xã vẫn bám dân, bám đất đánh giặc, cùng nhau thực hiện lời cam kết “sống anh dũng bám làng, chết kiên cường, bất khuất” và khẩu hiệu 3 bám: “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địa bàn”.

Rộn ràng ngày hội tháng Ba của tuổi trẻ BĐBP Quảng Ngãi

Rộn ràng ngày hội tháng Ba của tuổi trẻ BĐBP Quảng Ngãi

Mỗi dịp tháng Ba về, tuổi trẻ BĐBP Quảng Ngãi lại tất bật với những công trình, phần việc thu hút hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia. "Tháng Thanh niên" năm nay, ngoài những hoạt động an sinh xã hội hướng về cộng đồng, các cơ sở Đoàn thuộc BĐBP Quảng Ngãi tập trung vận động kinh phí, ngày công xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, những hoạt động tình nguyện đã giúp tuổi trẻ BĐBP Quảng Ngãi ra sức rèn luyện lý tưởng sống, cống hiến sức trẻ cho quê hương, đất nước.

Công đoàn Quốc phòng đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

Công đoàn Quốc phòng đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

Sáng 6/3, tại Hà Nội, Ban Công đoàn Quốc phòng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba và kỷ niệm 75 năm Ngày Truyền thống Công đoàn Quốc phòng (6/3/1949 - 6/3/2024). Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu tại buổi lễ.

Mẫu Sơn ngày sương giá

Mẫu Sơn ngày sương giá

Sắp xếp mãi rồi tôi cũng lên đường đi Lạng Sơn theo lời mời của Đồn Biên phòng Ba Sơn dự Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Thật không may, thời tiết đang nắng ấm, trời bỗng đỏng đảnh gái già, đúng ngày lên đường thì trở chứng, chuyển lạnh.

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Những người sống và làm việc bên ông ở bất cứ giai đoạn nào cũng có chung một nhận xét: "Ông là người bao giờ cũng tận tụy, hết lòng với nhiệm vụ được giao". Nếu nói tổng quát: "Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông quy tụ lại bằng các từ: Miệt mài, sâu sát và quyết đoán" cũng không phải phân vân là quá lời.

Câu chuyện kể trong tiệm cắt tóc Trung đội Vệ binh

Câu chuyện kể trong tiệm cắt tóc Trung đội Vệ binh

Với việc “mở tiệm cắt tóc” trong đơn vị, những người chiến sĩ thuộc Trung đội Vệ binh (Văn phòng Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng) đã tự tạo niềm vui cho mình vào giờ nghỉ, ngày nghỉ. Nơi đây cũng “ươm mầm” những câu chuyện tô đẹp phẩm chất cao đẹp người lính Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh nơi phố biển.

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Lịch sử qua đi như dòng chảy không ngừng trên con sông thời gian vô tận. Có những sự việc, có những con người tưởng như đã lui vào dĩ vãng, nhưng trí nhớ con người đánh thức ta luôn nhớ về những người có công. Vì thế, nhìn lại quá khứ tuy chỉ thấy được những điểm đậm nét, các chi tiết thường bị phôi pha, song ký ức còn đọng lại ở mỗi con người, ở lịch sử thì rất cụ thể và sâu sắc. Trường hợp Thiếu tướng Huỳnh Thủ cũng vậy. Gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó 25 năm gắn bó với biên cương, với lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) dấu ấn ông để lại là hình ảnh sâu đậm luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người.

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết (tên khai sinh là Phạm Văn Côn), sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Là người lãnh đạo gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an nhân dân vũ trang nói riêng, Trung tướng Trần Quyết đã để lại trong lòng bao thế hệ người lính hình ảnh người chỉ huy thông minh, mưu trí và đầy lòng nhân ái. 

Người viết sử nơi miền cổ tích Mo Rai

Người "viết sử" nơi miền cổ tích Mo Rai

Tôi gọi Già làng A Blong, người có uy tín ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum là người “viết sử” nơi miền cổ tích Mo Rai, bởi ở thế hệ của ông, không nhiều người biết đọc, biết viết. Ai muốn tìm hiểu về cộng đồng người dân tộc thiểu số Rơ Măm (dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù) thì cứ đến gặp già làng để nghe ông kể chuyện. Chính vì nằm trong “sách đỏ”, thiếu “con chữ”, sống cách biệt nơi cuối trời biên giới, nên Mo Rai một thời được ví như miền cổ tích với những câu chuyện nửa như thật, nửa như mơ…

Mây trắng cuối trời Tây Bắc

Mây trắng cuối trời Tây Bắc

Lai Châu, vùng đất nơi cuối trời Tây Bắc 600 năm trước đây đã từng đi vào trong thơ của vị thánh quân Lê Lợi khi ngài đem quân bình định chốn rừng thiêng nước độc này. Câu thơ “Hư đạo nguy than tam bách khúc” - dịch nghĩa là “ba trăm ngọn thác nguy hiểm đã thành lời nói hư huyễn” của tiền nhân giờ ứng nghiệm với những con đường chạy qua dốc núi để đến với các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu. Gần đây, Lai Châu đã bừng sáng trong công cuộc phát triển, trở thành một địa phương có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Đời sống của nhân dân dần khởi sắc, đồng bào các dân tộc “lá vàng” đã định canh, định cư để cùng chung tay xây dựng quê hương.

Khẳng định niềm tin yêu của nhân dân biên giới (bài 2)

Khẳng định niềm tin yêu của nhân dân biên giới (bài 2)

Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã triển khai tuyên truyền, vận động, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Từ đó cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã phát huy tinh thần trách nhiệm, có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Gần lắm những nẻo đường biên giới…

Gần lắm những nẻo đường biên giới…

Với 38 thôn, buôn trải dài hơn 71km đường biên giới, đi qua địa phận 4 xã thuộc 2 huyện (Buôn Đôn và Ea Súp), có thể nói khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là một trong những nơi đất rộng người thưa, xa xôi cách trở bậc nhất trên địa bàn Tây Nguyên. Ở đây có những khu dân cư nằm cách trung tâm xã hàng chục km và cách đồn Biên phòng (BP) quản lý địa bàn cả ngày đường dành cho người đi bộ. Xa xôi, cách trở là thế, nhưng nhờ sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương, cũng như sự đồng hành sẻ chia của người lính BP, biên giới giờ đây tuy xa mà cũng thật gần…

ZALO