Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ ba, 02/07/2024 01:22 GMT+7

Từ khóa: "múa ngựa giấy"

Khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số tại Chợ phiên - Chào năm mới 2024

Khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số tại “Chợ phiên - Chào năm mới 2024”

Du khách sẽ có cơ hội khám phá những nét văn hóa đầu xuân mới qua văn hóa đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số Việt Nam qua chương trình “Chợ phiên - Chào năm mới 2024” diễn ra từ ngày 30/12/2023 đến 1/1/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Những điểm nhấn về du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Những điểm nhấn về du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang được UNESCO chính thức công nhận lần đầu tiên là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 10/2010. Lần thứ 2, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO tái công nhận là thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 10/2018. Lần thứ 3, vào buổi khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ IX, ngày 28/10/2023, tại huyện Đồng Văn, cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được UNESCO tái công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.

Đặc sắc nét văn hóa cổ truyền, phong tục đón Tết của các nước
Độc đáo Lễ hội Gầu Tào tháng Chín của người Mông ở Hoàng Su Phì
Lễ thức dân gian ngày Tết của các dân tộc thiểu số

Lễ thức dân gian ngày Tết của các dân tộc thiểu số

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói từ ngàn xưa giới thiệu về 4 mường lớn ở vùng Tây Bắc. Lớn nhất là Mường Thanh (Điện Biên), thứ nhì Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), thứ ba Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La), thứ tư Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Đây được coi là 4 vựa lúa của Tây Bắc. Mường Lò là một trong 4 mường này, nơi hội tụ của nhiều bản sắc văn hóa của đồng bào Tây Bắc, nổi trội là văn hóa của các dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao, Tày. Các lễ thức dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây thể hiện đậm nét nhất trong dịp Tết và những ngày hội Xuân.

Những người thắp lửa du lịch cao nguyên trắng

Những người “thắp lửa” du lịch “cao nguyên trắng”

Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nổi tiếng với tên gọi “cao nguyên trắng” bởi nơi đây 4 mùa mây giăng trắng bay phủ khắp các non cao. Trải qua hơn 1 năm khó khăn vì dịch Covid-19, lượng du khách đến thăm quan, lưu trú tại Bắc Hà sụt giảm. Trong gian khó đã xuất hiện không ít những người trẻ truyền cảm hứng hứa hẹn thúc đẩy ngành du lịch  của  địa phương vượt qua thách thức.

Chuyện về những chú chuột trong tranh Đông Hồ

Chuyện về những chú chuột trong tranh Đông Hồ

Dòng tranh dân gian Đông Hồ đang được Nhà nước lập hồ sơ đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài vẻ đẹp về mặt mỹ thuật, tranh Đông Hồ còn phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ sâu sắc, nhất là tâm thức và ước vọng của họ thông qua các hình tượng người, vật trong tranh. Tranh Đông Hồ có nhiều tầng nấc ngữ nghĩa mà để giải mã chúng là công việc đầy lý thú nhưng cũng khó khăn. Nhân dịp năm Canh Tý, năm mà chú chuột là bản mệnh của một năm, theo quan niệm của hệ thống âm lịch, chúng tôi muốn tìm trong di sản tranh Đông Hồ hình tượng của những chú chuột.

Vui hội Gầu Tào đầu xuân

Vui hội Gầu Tào đầu xuân

Với đồng bào Mông, hội chơi núi mùa xuân (Gầu Tào) là một trong những lễ hội quan trọng nhất dịp đầu xuân. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng cao nói chung và đồng bào Mông nói riêng. Lễ hội đã làm cho không khí làng, bản tưng bừng, đồng bào các dân tộc phấn khởi, nô nức tham gia các hoạt động lễ hội đầu năm mới.

Nghe tiếng trống đồng ở miền tột Bắc

Nghe tiếng trống đồng ở miền “tột Bắc”

Một ngày cuối đông, khi hàn thử biểu trên cao nguyên đá Đồng Văn ghi nhận con số bốn độ âm, cũng là lúc tôi có mặt ở Lũng Cú, vùng đất được mệnh danh là “vầng trán của Tổ quốc”. Có lên nơi hiểm địa này, được “thưởng thức” cái lạnh tái tê luồn vào cơ thể, tưởng như len đến từng khớp xương, thớ thịt, mới thấm thía lời ai đó nói rằng, Lũng Cú là nơi thử thách lòng người, cũng là nơi mối giao cảm thẳm sâu, huyền bí giữa con người với thiên nhiên thể hiện rõ nhất…

Dấu thiêng Luang Prabang

Dấu thiêng Luang Prabang

Nhờ có sự giúp đỡ của BĐBP Điện Biên, đoàn nhà văn chúng tôi sớm được giải quyết thủ tục "xuất ngoại" qua cửa khẩu Tây Trang. Vùng đất này được người ta biết đến nhiều là nhờ cụ Nguyễn Tuân. Cụ cứ lụm cụm, bền bỉ đi xe "căng hải" leo dốc chín tầng trời, rồi leo đèo Tằng Quái để đến ăn ở với Tây Trang, hiểu cặn kẽ bản Na Ư của người Mông và đã tiên lượng được sức nóng bỏng ma túy trên đường biên ngay bên nách Đồn BP Tây Trang anh hùng. 

Đón Tết vòng quanh thế giới

Đón Tết vòng quanh thế giới

Trên thế giới, mỗi nước đều có phong tục đón năm mới theo truyền thống riêng, thể hiện nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của từng dân tộc và tôn giáo. Tuy nhiên, có điểm chung là tất cả mọi người đều mong muốn một cuộc sống hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Điều thú vị ở chỗ, điều cấm kỵ tại quốc gia này lại là điềm lành ở quốc gia khác.

Cây nêu trong đời sống người Việt

Cây nêu trong đời sống người Việt

Cây nêu với nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ta có một vị trí đặc biệt, không chỉ để trừ ma quỉ mà còn là biểu tượng của cây vũ trụ, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Bởi vậy, cây nêu không chỉ được trồng trong ngày Tết, còn được trồng trong những dịp trọng đại của cộng đồng, như: Lễ tiễn Táo quân của người Kinh, hội Lồng tồng, tức hội xuống đồng của người Thái, Tày..., hội Gầu tào, tức hội cầu tự của người Mông, hội Mừng mùa măng mọc của người Khơ Mú...

ZALO