Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ hai, 08/07/2024 09:41 GMT+7
Sắc áo mới ở Chơ Chun

Sắc áo mới ở Chơ Chun

Ở miền biên viễn xa xôi này, đồng bào Cơ Tu, Riềng với khát vọng vươn lên đã cố gắng phát huy những hỗ trợ của Nhà nước từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Từ xã biên giới “5 không”, bây giờ, Chơ Chun đã có nhiều đổi thay đáng kể.

Người phụ nữ Tà Riềng năng động

Người phụ nữ Riềng năng động

Người mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là chị A Lăng Trí là người dân tộc Riềng, năm nay 47 tuổi, ở thôn Đắc Ốốc, xã La Dêe, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ năng động, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là bí thư chi bộ thôn Đắc Ốốc, chị Trí còn là đầu tàu vận động bà con tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới.

Lưu giữ nét đẹp truyền thống qua khung dệt

Lưu giữ nét đẹp truyền thống qua khung dệt

Cũng như đan lát, nghề rèn, thì dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Riềng trên huyện vùng cao Nam Giang (tỉnh Quảng Nam). Nhờ tính cần cù, chịu khó, lại tỉ mỉ, khéo léo nên chị Tơ Ngôl Vang, người phụ nữ Riềng không chỉ lưu giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, mà còn góp phần làm giàu thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng Riềng.

Chung tay vì người nghèo vùng biên xứ Quảng

Chung tay vì người nghèo vùng biên xứ Quảng

Nằm trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, cách trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khoảng 130km, 2 xã biên giới La Êê và Chơ Chun có khoảng hơn 600 hộ dân với trên 2.100 nhân khẩu đều là người dân tộc Cơ Tu, Riềng. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tuy không có hộ đói, nhưng có đến 223/256 hộ nghèo theo chuẩn mới, chiếm gần 90%. Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng La Êê, BĐBP Quảng Nam thường xuyên “3 bám, 4 cùng”, sát cánh cùng với người dân nơi đây để xây dựng biên cương ngày càng giàu mạnh.

Vang xa tiếng kẻng vùng biên Đắc Tôi

Vang xa tiếng kẻng vùng biên Đắc Tôi

Mới đây, có dịp trở lại thăm xã vùng biên Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi chứng kiến sự đổi thay vượt bậc của vùng đất này. Những ngôi nhà của bà con đồng bào dân tộc Riềng còn thơm mùi gỗ mới, đường giao thông nông thôn trải thảm bê tông đến tận các thôn; điện, trạm y tế, trường mẫu giáo, trung tâm văn hóa, thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn được xây dựng kiên cố. Nhưng ấn tượng nhất với chúng tôi là mô hình “Tiếng kẻng vùng biên” đã góp phần làm đổi thay đời sống của người dân vùng biên xa xôi này…

Người giữ lửa nghề dệt thổ cẩm Tà Riềng

Người giữ lửa nghề dệt thổ cẩm Riềng

Trong một lần về vùng biên Đắc Tôi, một xã giáp với nước bạn Lào, chúng tôi may mắn đã gặp được bà Zơrâm Vứr, 62 tuổi, người dân tộc Riềng, ở thôn Đắc Ro đang miệt mài bên khung dệt tại góc nhà sàn của mình tỉ mỉ dệt tấm thổ cẩm để kịp giao cho bà con Riềng ở xã La Dê…

Phát huy hiệu quả mô hình kinh tế hộ gia đình ở biên giới

Phát huy hiệu quả mô hình kinh tế hộ gia đình ở biên giới

Thực tế, việc nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều thách thức khi nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện lưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt chưa đồng bộ, khó thu hút vốn đầu tư. Do vậy, những năm qua, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới của 2 huyện Tây Giang, Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) đã tập trung đầu tư, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy có quy mô nhỏ lẻ, nhưng đã giúp nhiều gia đình có nguồn thu ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Lấy người dân làm chủ thể trong bảo tồn văn hóa truyền thống

Lấy người dân làm chủ thể trong bảo tồn văn hóa truyền thống

Tôi lên vùng cao Nam Giang, thỉnh thoảng bắt gặp những cơn gió mát mẻ và bầu không khí trong lành đặc trưng của vùng Trường Sơn để hòa vào văn hóa truyền thống của tộc người Ve, Riềng và Cơ Tu thuộc xã vùng biên Đắc Tôi giáp với nước bạn Lào. Trong những năm qua, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, chính quyền xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và đồng bào các dân tộc nơi đây đã có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả.

Đồng hành với trẻ em, phụ nữ nghèo ở La Dêê

Đồng hành với trẻ em, phụ nữ nghèo ở La Dêê

Đã thành lệ, hằng năm, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng, BĐBP thành phố Đà Nẵng và Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu đều tổ chức những chuyến đi giao lưu và tặng quà thay cho lời tri ân với đồng bào xã biên giới La Dêê (huyện Nam Giang, Quảng Nam). Năm nay, mọi người lại về La Dêê với những món quà ý nghĩa tặng học sinh, sinh kế cho phụ nữ khó khăn để vươn lên thoát nghèo...

Điểm sáng Du lịch dựa vào cộng đồng ở Nam Giang

Điểm sáng “Du lịch dựa vào cộng đồng” ở Nam Giang

Đến huyện miền núi Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, không những được ngắm cảnh thiên nhiên kỳ diệu, được tận mắt nhìn thấy cột mốc biên giới của Tổ quốc với nhiều cảm xúc dạt dào, mà còn được thưởng thức hương vị tuyệt vời của rượu Vạt giữa khung cảnh đại ngàn Trường Sơn. Từ một nơi còn nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, Nam Giang đã “thay da đổi thịt” từng ngày.

La Êê sâu nặng nghĩa tình

La Êê sâu nặng nghĩa tình

Đường lên xã La Êê (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) cứ cheo leo theo những ngọn núi quanh năm mây trắng bao phủ, thế nhưng, trong suốt quãng đường hơn trăm cây số, ai cũng hào hứng bởi câu chuyện về vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Bởi vậy mà những món quà của Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Đồn Biên phòng Hải Vân, BĐBP Đà Nẵng cùng các nhà hảo tâm mang tới La Êê không chỉ là sự sẻ chia, mà còn là sự tri ân với những con người luôn vững vàng ở dải đất biên cương này.

Tặng quà tết cho hộ nghèo biên giới Nam Giang

Tặng quà tết cho hộ nghèo biên giới Nam Giang

Trong 2 ngày 26-27/1, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” và “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã La Êê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ở nơi bộ đội giải phóng đã đi qua

Ở nơi bộ đội giải phóng đã đi qua

Ở các bản làng trên dải Trường Sơn, tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về các anh bộ đội giải phóng. Họ có thể là những người đeo hàm tướng, cũng có thể chỉ là một anh binh nhì, nhưng trong mỗi câu chuyện đều cảm nhận được tình cảm của đồng bào dành cho các anh vẫn không hề thay đổi sau bấy nhiêu năm. Trong những ngày này, bên bếp lửa hồng, tôi được nghe người già kể chuyện "Trường Sơn ngày ấy" để nhắc nhở con cháu nhớ về một thủa đất nước đứng lên.

Cả làng sửa nhà Gươl đón Tết

Cả làng sửa nhà Gươl đón Tết

Những ngày nắng ráo áp Tết, bà con buôn làng xã La Êê, huyện Nam Giang háo hức cùng nhau sửa chữa lại nhà Gươl để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Chuyện về nữ cựu binh dân tộc Tà Riềng

Chuyện về nữ cựu binh dân tộc Riềng

Những ngày cuối tháng 8-2013, khi về huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) để sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến đề tài chiến tranh cách mạng của tỉnh, anh Trần Dư, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nam Giang cho chúng tôi biết: “Tại thị trấn Thạnh Mỹ này có một người phụ nữ dân tộc Riềng, nguyên cựu thanh niên xung phong đã nghỉ hưu, các anh đến đó hy vọng sẽ có thêm nhiều tư liệu về đề tài chiến tranh cách mạng”. Thế là xong việc, chúng tôi tìm đường về nhà bà trong cái nắng gay gắt giữa trưa...

ZALO