Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ sáu, 05/07/2024 08:03 GMT+7

Từ khóa: "Nhà ngói máng"

Nhà ngói máng truyền thống - nét đặc trưng của cao nguyên đá Đồng Văn

Nhà ngói máng truyền thống - nét đặc trưng của cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) nổi tiếng là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Với 15 dân tộc sinh sống bao đời, đã hình thành những nét kiến trúc riêng và độc đáo. Nghề làm ngói máng truyền thống trước đây đã góp phần tạo nên những làng bản rất đẹp với mái ngói máng cực kỳ phù hợp giữa không gian miền đá, trở thành một nét đặc trưng của cao nguyên đá.

Bảo tồn nhà trình tường trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Bảo tồn nhà trình tường trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Khi nói đến kiến trúc nhà trình tường của đồng bào dân tộc Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), ông Bùi Đức Tân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang cho biết, theo quan niệm người Mông, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Nội của lính Biên phòng

Nội của lính Biên phòng

Bà Võ Thị Đào nắm chặt bàn tay của Đại úy Nguyễn Ngọc Tuyển và Thiếu úy Lý Văn Tiệp rồi đưa bàn tay nhăn nheo quàng vào lưng, vào vai như tìm chút hơi ấm của tình thân. Đối với những người lính ở Đồn Biên phòng Đức Minh, BĐBP Quảng Ngãi, bà Đào giống như bà nội của anh em cán bộ, chiến sĩ.

Vẻ đẹp trang phục phụ nữ Lô Lô trên cực Bắc

Vẻ đẹp trang phục phụ nữ Lô Lô trên cực Bắc

Giống như các dân tộc khác, người Lô Lô ở Hà Giang cũng có trang phục riêng. Những sắc màu rực rỡ trên bộ trang phục thổ cẩm của người phụ nữ dân tộc Lô Lô nơi địa đầu Tổ quốc đã điểm tô thêm những mảng màu tươi sáng, làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phố cổ trong lòng di sản đá

Phố cổ trong lòng di sản đá

Nhắc đến những phố cổ tiêu biểu ở Việt Nam, khiến người ta nghĩ ngay đến phố cổ Hà Nội với 36 phố phường mang đậm dấu ấn kinh kì của Thăng Long - Kẻ Chợ hay phố cổ Hội An ở Đà Nẵng vốn "vang bóng một thời" với những dấu ấn huy hoàng của các thương cảng sầm uất trên bến, dưới thuyền, nơi xứ Đàng Trong. Nếu chỉ dừng lại ở đó, trong cách nhìn của chúng ta hẳn sẽ khiếm khuyết, chưa toàn diện đối với các vùng miền.

Tự hào với truyền thống quê hương cách mạng Bính Xá

Tự hào với truyền thống quê hương cách mạng Bính Xá

70 năm trước, tại đình Pò Háng, xã Bính Xá, Đình Lập, Lạng Sơn  đã diễn ra một sự kiện đặc biệt: Các thanh niên trai tráng và các trưởng bản là người dân tộc Nùng cắt máu ăn thề, sống chết, gắn bó với nhau, kiên quyết đánh giặc, bảo vệ quê hương. Từ sự kiện này, phong trào cách mạng ở Bính Xá lớn mạnh dần và đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (giai đoạn 1945-1954), được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Những người anh em nhỏ bé

Những người anh em “nhỏ bé”

Hỏi thăm đường đến Srúk (làng) Đắk Mế, người dân dọc quốc lộ 40 chỉ cho chúng tôi về thẳng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Bởi lẽ sau trận cháy làng bên bờ sông Bờ Y hồi tháng 4-1991, làng Đắk Mế được chính quyền địa phương đưa về trung tâm xã Bờ Y theo chương trình hỗ trợ của Nhà nước và được lập thành một thôn. Đắk Mế hiện nay không thuần riêng người Brâu như trước mà sống đan xen với vài tộc người khác như K'dong, H'lăng, Mường, Thái, Tày, Kinh…

Mặn ngọt mùa xuân cực Bắc

Mặn ngọt mùa xuân cực Bắc

Qua Thu, sang Đông rồi ắt sẽ đến Xuân, một mùa xuân để tôi lại chuẩn bị hành trang đi tìm một chút xuân cho riêng mình khi tuổi đời đã thuộc diện "cổ lai hy". Nhưng không vì thế mà thiếu sắc xuân, thiếu nguồn cảm hứng trên một vùng đất, vùng người có "xuân" cả bốn mùa. Đúng là kỳ lạ, khi mùa xuân tới, trẻ con háo hức đón một bộ quần áo mới, một bao lì xì mừng tuổi để "hay ăn, chóng lớn", học hành tiến bộ. Người già mong đợi con cháu quây quần trong cái không gian thoang thoảng hương trầm, trong ánh nến lúc tỏ, lúc mờ mà chắt chiu hạnh phúc. Chẳng ai bảo ai nhưng rồi tất cả đều hướng tới mùa xuân, hướng tới "ngày tận, đêm cùng" để phấn đấu hết sức mình cho hoàn thành công việc của năm cũ, gột rửa "bụi trần" để đón một mùa xuân mới.

Dưới mái âm dương

Dưới mái “âm dương”

Khéo léo và bặt thiệp, anh Giàng Mí Phứ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang tiếp đón chúng tôi trong phòng làm việc. Sau chén nước được nấu từ các loại lá rừng, biết chúng tôi muốn tìm hiểu về kiến trúc của ngôi nhà trình tường của người Pu Péo, anh mời chúng tôi đến thăm nhà anh vợ mình. Số là anh vợ là người Pu Péo đang làm nhà mới. Nhận lời, chúng tôi hăm hở lên đường.

Chuyển mình bằng sức mạnh nội lực

Chuyển mình bằng sức mạnh nội lực

Được chọn làm đơn vị điểm trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng và quản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp” của BĐBP Phú Yên, nhiều tháng qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Hòa Hiệp đã tiến hành một cuộc chỉnh trang, tu sửa, nâng cấp nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng của đơn vị, tạo nên bộ mặt mới với cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và nhiều tiện nghi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

Độc đáo kiến trúc cầu Ngói - chùa Lương

Độc đáo kiến trúc cầu Ngói - chùa Lương

Cầu Ngói - chùa Lương nằm trên địa phận xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Nằm trên con đường dẫn vào chùa, nên cầu ngói gắn với chùa Lương, trở thành một cụm di tích nổi tiếng của vùng đất này. Lịch sử xây dựng chùa, cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước của quân, dân Hải Hậu.

Bản người Nùng ở Nghệ An

Bản người Nùng ở Nghệ An

Con đường liên thôn từ thị trấn Con Cuông đi Môn Sơn, Lục Dạ phải qua thôn Trung Yên, xã Yên Khê. Nơi đó hiện đang có 31 gia đình sinh sống. Đó là những người Nùng từ Cao Bằng di cư đến đây đã hơn 20 năm. Lúc đầu chỉ có 2 - 3 gia đình đến làm nhà ở. Thấy cuộc sống dễ chịu, thuận tiện làm ăn sinh sống, họ về rủ thêm người làng, người thân cùng "di dân" đến vùng đất mới. Và bây giờ, 127 con người ấy trở thành bản Cao Bằng duy nhất ở Nghệ An. Đằng sau cái được là những điều còn chất chứa khó nói thành lời...

Dừng xe trước màu tường đất

Dừng xe trước màu tường đất

Hình ảnh mái tranh vách đất từng là kiến trúc đặc trưng của đời sống miền núi. Những mảng tường bám đầy tổ tò vò vẫn còn trong ký ức của nhiều thế hệ đang ít dần đi trong nhịp sống hiện đại. Thật dễ hiểu khi giờ đây, những người trẻ lại khao khát miền núi đến thế. Để được sững sờ trước vẻ đẹp của những bản làng nhà trình tường nồng ấm, họ không ngần ngại vượt hàng ngàn cây số đường đèo dốc để tới nơi những vách đất và mái tranh còn sót lại. Nơi mà dân cư bản địa vẫn ở trong những ngôi nhà bền hơn một đời người ấy đã quá quen thuộc với việc khách đường xa dừng xe trước nhà họ. Dừng xe để chiêm ngưỡng, để “ngả mũ chào” màu tường đất.

ZALO