Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Chủ nhật, 07/07/2024 07:20 GMT+7
Triển lãm Những ký ức không quên

Triển lãm “Những ức không quên

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Giải phóng Belarus trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (3/7/1944-3/7/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam tổ chức trưng bày triển lãm “Những ức không quên”.

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Từ trung tâm xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng Bắc trên con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi chừng hơn 20km là đến bản Mùa Xuân của người dân tộc Mông. Năm 1992, người Mông từ xã Pù Nhi, huyện Mường Lát di cư về đây sinh sống. Người có uy tín của bản Mùa Xuân - Thao Văn Dia kể, khi theo gia đình về đây, anh chưa đầy 10 tuổi, không nhớ ai đã đặt tên cho bản, nhưng bà con trong bản và anh rất ưng cái bụng vì sau bao năm tháng quây tụ, đoàn kết, gắn bó, cần cù lao động, vượt qua khó khăn, đến nay, bản đã phát triển khởi sắc, bình yên đúng như cái tên Mùa Xuân.

Thổ Chu mùa gió Nam

Thổ Chu mùa gió Nam

Buổi sáng là không gian yên bình, nhưng có nhiều đám mây mù đùn lên và hướng về quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khiến nhiều người dân thốt lên, “gió sắp tới, tàu ghe ra vô mần ăn lại khó rồi”. Chỉ một lát sau, vùng biển này đầy âm thanh ầm ào của gió biển. Ông Đỗ Văn Dừng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Đời sống của bà con đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Về nhà tháng sáu...

Về nhà tháng sáu...

“Về đi con, quê mình đang tháng sáu...”. Một sớm mùa hạ trong veo không một gợn mây, mẹ thủ thỉ, rù rì hẹn, khiến lòng ta bất chợt rưng rưng với bao nỗi niềm bâng khuâng. Tháng sáu quê nhà với biết bao nhiêu ân tình sâu nặng, ở đó có bóng hình mẹ cha, có làng mạc với lũy tre xanh rì rào, có bờ đê quanh co mương nước chảy róc rách mát rượi...

Có cái chết hóa thành bất tử

Có cái chết hóa thành bất tử

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phan Đình Giót là một trong những Anh hùng không chỉ góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của trận đánh, mà còn là tấm gương ngời sáng về tinh thần gan dạ, kiên cường. Sự hy sinh của anh đã trở thành bất tử trong lòng nhân dân, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, vinh danh.

Hòa cùng nhịp đập với trái tim Điện Biên

Hòa cùng nhịp đập với "trái tim" Điện Biên

Thực hiện kế hoạch của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), thời gian qua, các cơ quan, đơn vị BĐBP trên cả nước đã và đang ra sức thi đua lập thành tích, tích cực phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn khu vực biên giới, biển đảo, tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giáo dục truyền thống, an sinh xã hội. Qua đó, bồi đắp thêm cho cán bộ, chiến sĩ lòng tự hào về truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, khát vọng cống hiến, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 4/5/1954, địch bàn cách mở con đường máu tháo chạy
Dấu ấn của Trung đoàn quân tình nguyện trên đất nước Chùa Tháp

Dấu ấn của Trung đoàn quân tình nguyện trên đất nước Chùa Tháp

10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, trải qua những trận chiến sinh tử, đi qua mùa khô khát, mùa mưa dai dẳng trên những điểm cao lịch sử đã trở thành kí ức không bao giờ có thể quên đối với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 20 Công an nhân dân vũ trang (CANDVT). Một thời máu và hoa của những người lính tình nguyện được khắc sâu qua những trang sách lịch sử và trong những câu chuyện kể của người trở về từ chiến trường.

Mùa hoa ban nở

Mùa hoa ban nở

Bây giờ đang là tháng ba. Tôi trở lại quê nhà sau bao nhiêu ngày xa quê đằng đẵng. Mảnh đất Tây Bắc thân thương đón tôi bằng màu trắng muốt tinh khôi của những cánh hoa ban. Từng ngóc ngách, từng con đường nhỏ đều phủ đầy màu hoa ban trắng. Ngôi nhà nhỏ của tôi cũng chìm trong sắc trắng. Chân tôi bước đi, tim xuyến xao bồi hồi.

Thiếu tướng Đặng Vũ Liêm: Nặng lòng với sự ổn định và phát triển của lực lượng

Thiếu tướng Đặng Vũ Liêm: Nặng lòng với sự ổn định và phát triển của lực lượng

Cứ mỗi buổi sáng sớm, trên tầng thượng của ngôi nhà 3 tầng nằm khiêm tốn trên một con phố nhỏ của Hà Nội, người ta lại thấy một vị tướng già một mình lặng lẽ ngồi trầm ngâm bên tách trà, vầng trán trĩu nặng suy tư. Dù đã giã từ quân ngũ, trở về với đời thường, song tâm hồn, trái tim vị tướng ấy vẫn nặng lòng với biên giới, với đồng bào các dân tộc và người lính Biên phòng. Những năm tháng gắn bó với biên thùy vẫn sáng lung linh trong từng trang ức, và với ông, nó sâu nặng suốt cả cuộc đời. Ông là Thiếu tướng, Tiến sĩ Đặng Vũ Liêm, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng, người đã có nhiều cống hiến trong lĩnh vực công tác Đảng, công tác chính trị, với một tấm lòng luôn vì biên cương, vì sự ổn định, phát triển của lực lượng Bộ đội Biên phòng thời kỳ đổi mới.

Bánh chưng Tết đặc biệt của lính nhà giàn

Bánh chưng Tết đặc biệt của lính nhà giàn

Đêm giao thừa, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, bóc chiếc bánh chưng thơm mùi sóng biển. Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/14 xúc động nói: “Dù xa đất liền, nhưng vẫn có bánh chưng xanh. Lần đầu tiên lính nhà giàn gói bánh chưng đón Tết. Chúc anh em đoàn kết, khắc phục khó khăn, vui Xuân mới không quên nhiệm vụ”. Kỷ niệm đó đã lùi vào dĩ vãng đúng 30 năm để rồi mỗi khi Tết đến, Xuân về, nhắc lại, khóe mắt vẫn thấy cay cay.

Nhớ rét

Nhớ rét

Sinh sống và làm việc ở phương Nam, thời tiết thường quanh năm nắng ấm, nhiều khi tôi thấy thiếu vắng và thèm muốn đôi khoảnh khắc mùa Đông miền Bắc: một cơn gió mùa, một màn mưa bụi, một chút rét rất đặc trưng của tiết trời cuối năm...

Thiếu tướng Đinh Hồng Đe - Người chỉ huy đức độ, bình dị và sâu sắc

Thiếu tướng Đinh Hồng Đe - Người chỉ huy đức độ, bình dị và sâu sắc

Nhận được tin ông qua đời, tôi không bất ngờ nhưng cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Không bất ngờ là bởi quy luật vô thường của đời người và căn bệnh tai biến đã nặng càng trở nặng hơn, khiến ông không thể tự trở mình trong những ngày tháng cuối đời, dù thời trai trẻ, thủ trưởng của tôi có vóc người vạm vỡ, sức khỏe tốt. Vậy là ở tuổi 77, Thiếu tướng Đinh Hồng Đe (tên thật là A Đe) - vị tướng Biên phòng đầu tiên của núi rừng Tây Nguyên đã về Yàng (trời), về với các bậc tiền nhân của lực lượng Công an nhân dân vũ trang và BĐBP ngày nay, nhưng những cống hiến của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho chủ quyền biên giới thiêng liêng thì vẫn còn lưu dấu mãi, giống như vó ngựa Biên phòng tung bay trong miền ức của bao thế hệ người lính bảo vệ biên giới.

Biên giới Tây Ninh, Bình Phước luôn trong trái tim tôi

Biên giới Tây Ninh, Bình Phước luôn trong trái tim tôi

Đã gần 50 năm kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Thầy thuốc Ưu tú (TTƯT), Dược sĩ Chuyên khoa II Trần Tựu, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Dược Việt Nam mới có dịp quay lại vùng đất Lò Gò - Xa Mát - Lộc Ninh năm xưa ông đã cống hiển tuổi thanh xuân cho cách mạng. Nơi đây, từ năm 1971, chàng dược sĩ trẻ Trần Tựu sinh trưởng tại miền quê Hà Nam, sau khi tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp đã viết đơn tình nguyện đi B, dù gia đình đã có anh trai đang chiến đấu trong chiến trường. Sau hai tháng ròng rã vượt Trường Sơn vào tuyến lửa, ông đã có mặt tại chiến khu R, lập tức triển khai công tác và chiến đấu, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và nhân dân vùng kháng chiến.

Đặc sản của mẹ những mùa Đông xưa

Đặc sản của mẹ những mùa Đông xưa

Mẹ tôi vẫn thường nói vui, khoai xéo, cá khô là những “đặc sản” của quê mình trong chuỗi ngày mưa dầm, gió bấc, nó lạ và ngon miệng không gì sánh bằng. Và tôi cũng không thể đếm nổi mình đã đi qua biết bao mùa Đông ấu thơ với những món ăn quen thuộc ấy trong bữa cơm của mẹ. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ về nó, trong tôi vẫn hằn in một miền nhớ khôn nguôi...

ZALO