Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ tư, 03/07/2024 11:56 GMT+7
Độc đáo trang sức bằng bạc của người Dao đỏ

Độc đáo trang sức bằng bạc của người Dao đỏ

Cộng đồng người Dao đỏ ở biên giới xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có nguồn gốc ở tỉnh Cao Bằng. Gần 30 năm họ sinh sống tại nơi đây, bên cạnh việc tạo lập sự nghiệp, xây dựng cuộc sống mới, người Dao đỏ vẫn giữ được những nét đặc trưng của dân tộc, một lòng hướng về nguồn cội, đó là bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách bài trí bố cục và bộ trang sức bằng bạc được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống, tạo được nét độc đáo. Trang sức bạc được người phụ nữ Dao đỏ gìn giữ cẩn thận, đặc biệt, trang sức bằng bạc không chỉ là phụ kiện làm đẹp cho phụ nữ, mà nó còn có giá trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ.

Nâng cao đời sống văn hóa cho người dân ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu

Nâng cao đời sống văn hóa cho người dân ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu

Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của nhân dân nơi biên giới với những việc làm thiết thực, hiệu quả. Từ đó, góp phần nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Trao truyền hát lý cho thế hệ trẻ người dân tộc Cơ Tu

Trao truyền hát lý cho thế hệ trẻ người dân tộc Cơ Tu

Truyền dạy, bảo tồn di sản hát lý của dân tộc Cơ Tu là một trong những nội dung thuộc Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025) đang được ngành Văn hóa phối hợp với ngành Giáo dục và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai trong thời gian vừa qua, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Cuộc đoàn viên cảm động trên biên giới

Cuộc đoàn viên cảm động trên biên giới

Trong không khí náo nức của ngày hội Biên phòng toàn dân, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Ngoi, BĐBP Nghệ An được đón nhiều đoàn khách không quản đường sá xa xôi đến thăm, động viên. Năm nay, niềm vui của những người lính thêm nhân đôi khi vợ, con của các anh cùng lên đơn vị thăm chồng, cha của mình. Cuộc đoàn viên cùng gia đình ở biên giới xa xôi mang lại những cảm xúc dặc biệt đối với những người lính mang quân hàm xanh vốn quanh năm suốt tháng công tác xa nhà.

Niềm vui của đồng bào Chăm An Giang đón mừng lễ tháng yêu thương

Niềm vui của đồng bào Chăm An Giang đón mừng lễ tháng yêu thương

Hiện, tỉnh An Giang có gần 17.000 tín đồ theo đạo Hồi (Islam), tập trung ở các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên. Đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tỉnh An Giang luôn hòa quyện với phong tục tập quán, bà con sinh hoạt tôn giáo ở 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường. Với người Chăm An Giang, Ramadan là tháng rất quan trọng, linh thiêng với cả cộng đồng. Năm nay, tháng Ramadan năm 2024 (tức năm 1445 Hồi lịch) diễn ra từ ngày 11/3 đến ngày 9/4/2024.

Phụ nữ Chăm An Giang giữ nghề truyền thống bằng tất cả tâm huyết

Phụ nữ Chăm An Giang giữ nghề truyền thống bằng tất cả tâm huyết

Khi nhắc đến người Chăm ở An Giang, không khó để liên tưởng ngay đến hình ảnh những phụ nữ thoăn thoắt bên khung dệt thổ cẩm hay khéo tay với từng đường nét thêu thùa trên chiếc khăn Matơra truyền thống. Trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Chăm vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, trong đó có các làng nghề truyền thống vẫn đang tồn tại và phát triển.

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Miền đất Sơn La là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa có sắc thái riêng hết sức quý giá. Những di sản văn hóa đó luôn được bảo tồn, giữ gìn, phát huy, bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch ở địa phương.

Người truyền dạy tri thức dân gian cho lớp trẻ

Người truyền dạy tri thức dân gian cho lớp trẻ

Ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, người dân tộc Dao được biết đến là người uy tín, người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ tại đây.

Người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà giữ bản sắc văn hóa

Người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà giữ bản sắc văn hóa

Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Hà Nhì chiếm gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Vài năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Đời sống mới của thổ cẩm Tây Nguyên

Đời sống mới của thổ cẩm Tây Nguyên

Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn tình thân. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, các sản phẩm thổ cẩm mất dần vị trí và đứng trước nguy cơ mai một. Cùng với nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm, trợ lực về chính sách và sự nỗ lực nghệ nhân, thổ cẩm hồi sinh kể những câu chuyện mới.

Giảm thiểu tảo hôn ở các huyện miền núi Phú Yên

Giảm thiểu tảo hôn ở các huyện miền núi Phú Yên

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn nhiều huyện miền núi tỉnh Phú Yên đạt được nhiều kết quả quan trọng, tình trạng tảo hôn đang đẩy lùi.

Nỗ lực giữ gìn văn hóa Si La

Nỗ lực giữ gìn văn hóa Si La

Là người được học hành đầy đủ, bà Hù Thị Xuân, sinh năm 1951, dân tộc Si La, người có uy tín ở bản Xeo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, Lai Châu với nỗi niềm đau đáu giữ gìn văn hóa dân tộc đã bỏ công sức sưu tầm, ghi chép lại bài hát, điệu múa truyền thống của người Si La và tổ chức truyền dạy cho thế hệ trẻ. Với nỗ lực của mình, bà Xuân đã phối hợp với ngành văn hóa tỉnh Lai Châu sưu tầm, viết sách về văn hóa của người Si La.

Người Kháng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Người Kháng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Phát huy vai trò của người có uy tín, ông Lò Văn Kẹo, dân tộc Kháng, sống tại Bản Hin 2, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã gương mẫu xóa bỏ các hủ tục đã ăn sâu bén rễ trong đời sống thường ngày của người dân địa phương. Ông cũng tích cực vận động bà con người Kháng xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Người Bí thư già hết lòng vì xóm núi Lũng Phiắc

Người Bí thư già hết lòng vì xóm núi Lũng Phiắc

Cách đây hơn chục năm về trước, xóm núi Lũng Phiắc, thuộc xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được xem là "điểm nóng” về tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép qua biên giới và các tệ nạn xã hội. Hôm nay, diện mạo của Lũng Phiắc đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt và đã dần trở lại bình yên.

Vẹn nguyên tình yêu với thổ cẩm

Vẹn nguyên tình yêu với thổ cẩm

Đã bước qua tuổi 61, bà Y Tăk (làng Kon Gu I, xã Ngọc Wang, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) vẫn thoăn thoắt đôi tay, miệt mài bên khung cửi. Đã mấy chục năm trôi qua, tình yêu bà dành cho thổ cẩm vẫn vẹn nguyên, như lời bà nói: “Nếu ngừng dệt một ngày sẽ thấy đôi tay khó chịu, trong lòng bứt rứt”.

ZALO