Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ ba, 02/07/2024 09:46 GMT+7
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Tôi biết Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ khi ông còn là sinh viên khóa II những năm 1978 - 1983, Đại học Công an nhân dân vũ trang, sau này là Đại học Biên phòng, nay là Học viện Biên phòng. Ấn tượng in đậm trong tâm trí tôi, ấy là lúc ông và những sinh viên giỏi nhất của khóa II, bảo vệ xuất sắc luận văn tốt nghiệp và sau đó được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Vào thời điểm ấy, nhìn ông và một số đồng niên, đồng ngũ cùng bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tôi thầm nghĩ, ông còn tiến xa trên con đường binh nghiệp, công danh của mình. Và quả nhiên, hai mươi chín năm sau ngày tốt nghiệp ra trường, ông đã là vị tướng Biên phòng với đầy đủ học hàm, học vị (Phó Giáo sư, Tiến sỹ) và danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.

Bước chân của những nhà báo - chiến sĩ luôn song hành cùng quân và dân nơi biên giới

Bước chân của những nhà báo - chiến sĩ luôn song hành cùng quân và dân nơi biên giới

Thời gian qua, nhiều tác phẩm báo chí đoạt giải cao khi phản ánh sinh động về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, biển đảo của những người lính quân hàm xanh; hay những tuyến bài phản ánh sự đồng hành của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới trong sự nghiệp xây dựng, quản lỷ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đây đều là những "đứa con" tinh thần của đội ngũ những người làm báo trong BĐBP, những cộng tác viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Muôn sắc màu trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Muôn sắc màu trong Lễ hội cầu mưa của đồng bào các dân tộc thiểu số

Để xua tan cái nắng nóng oi bức, bỏng rát của mùa hè, mong cầu những cơn mưa tới để cây cối nảy lộc xanh trời, mùa màng bộ thu, đời sống cộng đồng no ấm, đồng bào dân tộc ở cả 2 miền Nam - Bắc đều tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhưng mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, gắn với phong tục tập quán cũng như những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của từng địa phương.

Chung tay đưa Vĩnh Hải thành điểm đến hấp dẫn, an toàn

Chung tay đưa Vĩnh Hải thành điểm đến hấp dẫn, an toàn

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Raglai, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đang có nhiều cơ hội trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn trên bản đồ du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Sự chung tay vào cuộc của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, BĐBP Ninh Thuận là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình này.

Những người vẽ câu chuyện vùng cao sinh động

Những người vẽ câu chuyện vùng cao sinh động

Có một không gian tràn ngập sắc màu văn hóa của vùng cao - nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với cảnh sắc ngọt lành, con người chân chất, mộc mạc, hiền lành, tự nhiên đến thuần khiết bỗng hiện lên sinh động qua từng nét vẽ của hai họa sĩ từng sinh sống và làm việc ở miền núi phía Bắc. Người xem vừa rung động, vừa thỏa mãn với không gian nghệ thuật cũng như tâm tình mà hai họa sĩ ấy gửi gắm thông qua triển lãm tranh “Câu chuyện vùng cao”, diễn ra từ ngày 26/5 đến ngày 4/6, tại Nhà triển lãm mỹ thuật, 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Dấu ấn những đội tuyên truyền lưu động trên khắp miền biên giới

Dấu ấn những đội tuyên truyền lưu động trên khắp miền biên giới

Những năm qua, dấu chân của những cán bộ tuyên truyền lưu động (TTLĐ) đã in dấu trên khắp mọi nẻo đường vùng sâu, vùng xa ở các bản làng biên giới. Thay vì diễn giải, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, nhân dân bằng những văn bản cứng khắc, khô khan, họ đã thổi một luồng văn hóa mới tới đời sống của đồng bào bằng những tiết mục ca, múa, nhạc, kịch sinh động, nhiều màu sắc và giàu tính biểu cảm. Họ chính là cầu nối quan trọng đưa văn hóa thông tin về cơ sở.

Chủ tịch nước: Cao Bằng cần thống nhất, đồng lòng, hành động quyết liệt
Du lịch văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở xứ Lạng

Du lịch văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở xứ Lạng

Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã từng bước khôi phục, bảo tồn, biến di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách.

Chủ tịch Quốc hội nêu nhiệm vụ vực dậy các ngành văn hóa, thể thao, du lịch
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tiếp tục trả lời chất vấn về các chế độ, chính sách
Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn về kiểm toán, văn hóa-thể thao và du lịch
Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các vấn đề về môi trường, công thương
Trung tướng Phạm Huy Tập - Trưởng thành từ người lính Trinh sát

Trung tướng Phạm Huy Tập - Trưởng thành từ người lính Trinh sát

Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất bồi ven sông Hồng, thôn Tử Lý, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Các bậc cao niên trong làng kể lại rằng, từ thời xa xưa, người dân vùng đất này đã phải "sống ngâm da, chết ngâm xương". Hằng năm, từ tháng 5 đến tháng 9, nước sông Hồng dâng cao, vùng quê ông ngập trong nước. Ông cũng đã từng được chứng kiến làng quê phải "oằn mình" chống chọi với hai trận lụt "lịch sử", đó là vào năm 1969 và năm 1971.

Chảy mãi sông ơi...

Chảy mãi sông ơi...

“Ơi con sông hiền hòa, chở đầy nước ngọt phù sa. Ơi con sông thiết tha, ấp ôm bến bờ xứ sở...”. Lời bài hát “Chảy đi sông ơi” của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương cứ thì thầm trong tôi mỗi chuyến ngược xuôi trên dòng sông ấy. Dù rằng, trước khi chảy sang bên kia biên giới, sông Sê San uốn lượn giữa trập trùng đồi núi thác ghềnh, tạo nên “cá tính” thật dữ dội. Sông Sê San không hiền như cảm xúc của người nghệ sĩ, nhưng bên trong nó có một “dòng chảy” vô cùng dẻo dai, mượt mà và ấm áp của những người lính Biên phòng (BP) bảo vệ biên giới để cho đôi bờ được mãi bình yên...

ZALO