Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ sáu, 05/07/2024 05:39 GMT+7
Những luận điệu trơ trẽn sau vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk (kỳ 3)
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Tôi biết Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ khi ông còn là sinh viên khóa II những năm 1978 - 1983, Đại học Công an nhân dân vũ trang, sau này là Đại học Biên phòng, nay là Học viện Biên phòng. Ấn tượng in đậm trong tâm trí tôi, ấy là lúc ông và những sinh viên giỏi nhất của khóa II, bảo vệ xuất sắc luận văn tốt nghiệp và sau đó được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Vào thời điểm ấy, nhìn ông và một số đồng niên, đồng ngũ cùng bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tôi thầm nghĩ, ông còn tiến xa trên con đường binh nghiệp, công danh của mình. Và quả nhiên, hai mươi chín năm sau ngày tốt nghiệp ra trường, ông đã là vị tướng Biên phòng với đầy đủ học hàm, học vị (Phó Giáo sư, Tiến sỹ) và danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.

Thượng tướng Võ Trọng Việt - Sáng mãi phẩm chất người anh hùng

Thượng tướng Võ Trọng Việt - Sáng mãi phẩm chất người anh hùng

Cửa sông làng Trung Hòa, xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh nơi hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố chắt chiu dành dụm nước đổ ra sông La, thiêm thiếp xanh bên chùa Am, chùa thờ vị tướng có công khai khẩn lập ấp Đồng Công từ thế kỷ XII, nền móng của huyện Đức Thọ bây giờ. Bình minh nơi cửa sông đầu xuân vàng ửng và tĩnh lặng. Nước lóc bóc trên mặt sông Ngàn Sâu, những đám cỏ năn, cỏ lác xôn xao trong ánh bình minh, xa xa, gà nhà ai đang gáy trong tiếng chân trâu thậm thịch ngõ làng. Một bình minh thơ thới và thanh sạch. Một sự đầm ấm phảng phất phong vị nho gia.

Dấu ấn của người anh hùng với cuộc vận động thắm tình đồng đội, nghĩa biên cương

Dấu ấn của người anh hùng với cuộc vận động thắm tình đồng đội, nghĩa biên cương

Để nói về Thượng tướng Võ Trọng Việt, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh BĐBP, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn nhớ về ông với hai điểm nổi bật. Thứ nhất, ông là vị Tư lệnh đầu tiên của lực lượng BĐBP được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa XI và XII; đại biểu Quốc hội các khóa XII, XIII, XIV. Thứ hai, tài đức và sự sáng tạo của ông trong cuộc đời binh nghiệp gắn với hàng loạt các cuộc vận động, mô hình, chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Gác niềm riêng bám đảo xa

Gác “niềm riêng” bám đảo xa

Cuối năm ai cũng mong muốn được về quê đoàn tụ cùng gia đình vui Xuân, đón Tết, nhưng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vừa qua, nhiều cán bộ quê miền Bắc, miền Trung đang công tác tại BĐBP Cà Mau đã tình nguyện ở lại đơn vị trực Tết, cùng đồng đội tuần tra, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển, đảo nơi cực Nam Tổ quốc để nhân dân an tâm vui Xuân, đón Tết. Thượng úy Nguyễn Đình Hà, Đội trưởng Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Đồn Biên phòng Hòn Chuối là một trong số đó.

Tình quê hương quyện nghĩa biên cương

Tình quê hương quyện nghĩa biên cương

Nếu dùng một câu để nhận xét về Thiếu tướng, nhà thơ Lê Đình Huy, nguyên Cục trưởng Cục Trinh sát BĐBP, có lẽ không gì xác đáng hơn khi nói ông là một thi sĩ áo lính đôn hậu với một phong cách thơ dung dị, tràn ngập tình yêu quê hương và trách nhiệm với biên cương Tổ quốc. Ông nhập ngũ từ một binh nhì, lần lượt trải qua các cấp hàm để rồi vinh dự được phong hàm Thiếu tướng nên không cần nhiều lời cũng đủ hiểu người lính từ miền quê Hà Tĩnh ấy đã phải phấn đấu miệt mài đến thế nào. Khi cầm trên tay tập thơ thứ hai của ông có cái tên ấm áp là “Biên cương tình mẹ”, tôi hoàn toàn đắm mình trong dòng thi cảm cuộn chảy của một người lính sau khi hoàn thành “nợ non sông”, trở về với đời thường để trải lòng trên trang giấy.

Ánh sao Biên phòng theo những con tàu xa khơi

Ánh sao Biên phòng theo những con tàu xa khơi

“Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” hơn 64 năm qua đã trở thành phương châm hành động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, khẳng định sự gắn bó máu thịt của BĐBP với nhân dân nơi phên dậu của Tổ quốc. Trên vùng biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi, phương châm đó được BĐBP cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể trong sát cánh cùng người dân phòng chống thiên tai, mưa bão; xả thân cứu người, cứu tàu gặp nạn; hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và cùng nhau bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trung tướng Trịnh Trân - Người chỉ huy Biên phòng tài năng, mẫu mực

Trung tướng Trịnh Trân - Người chỉ huy Biên phòng tài năng, mẫu mực

Trung tướng Trịnh Trân (tên khai sinh là Trịnh Ngọc Chân, bí danh là Thanh Tùng), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; nguyên Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; sinh năm 1928, tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Vì hoàn cảnh nghèo khó, gia đình ông phải chuyển lên lập nghiệp, sinh sống ở khu phố Vườn Cam, thị xã Cao Bằng và mảnh đất này đã nuôi dưỡng ông lớn lên, gắn bó cùng ông, để lại cho ông nhiều kỷ niệm của một thời thơ ấu.

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Những người sống và làm việc bên ông ở bất cứ giai đoạn nào cũng có chung một nhận xét: "Ông là người bao giờ cũng tận tụy, hết lòng với nhiệm vụ được giao". Nếu nói tổng quát: "Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông quy tụ lại bằng các từ: Miệt mài, sâu sát và quyết đoán" cũng không phải phân vân là quá lời.

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Lịch sử qua đi như dòng chảy không ngừng trên con sông thời gian vô tận. Có những sự việc, có những con người tưởng như đã lui vào dĩ vãng, nhưng trí nhớ con người đánh thức ta luôn nhớ về những người có công. Vì thế, nhìn lại quá khứ tuy chỉ thấy được những điểm đậm nét, các chi tiết thường bị phôi pha, song ký ức còn đọng lại ở mỗi con người, ở lịch sử thì rất cụ thể và sâu sắc. Trường hợp Thiếu tướng Huỳnh Thủ cũng vậy. Gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó 25 năm gắn bó với biên cương, với lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) dấu ấn ông để lại là hình ảnh sâu đậm luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người.

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết - Sâu sát trong chiến đấu bảo vệ biên giới

Trung tướng Trần Quyết (tên khai sinh là Phạm Văn Côn), sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Là người lãnh đạo gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an nhân dân vũ trang nói riêng, Trung tướng Trần Quyết đã để lại trong lòng bao thế hệ người lính hình ảnh người chỉ huy thông minh, mưu trí và đầy lòng nhân ái. 

Chính ủy Nguyễn Quang Việt - Người kiến tạo các biện pháp nghiệp vụ Biên phòng

Chính ủy Nguyễn Quang Việt - Người kiến tạo các biện pháp nghiệp vụ Biên phòng

Chính ủy Nguyễn Quang Việt (tên khai sinh Nguyễn Ngọ, bí danh là Hùng, Phong, Ba Nam), là một vị tiền bối cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh phó Công an nhân dân vũ trang. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Sâu nặng nghĩa tình sông quê

Sâu nặng nghĩa tình sông quê

Tôi yêu con sông Văn Úc quê tôi hiền hòa, bốn mùa chở nặng phù sa! Dòng sông như thời gian, cứ êm đềm trôi. Nước sông lúc nào cũng tươi rói màu hồng, gìn giữ những ký ức tuổi thơ bao thế hệ. Suốt đêm ngày, sông nhẫn nại chắt chiu từng hạt phù sa, vun vén cho cánh đồng làng như mẹ hiền nuôi con bằng dòng sữa trắng trong.

Ở nơi mây giăng, nắng đổ

Ở nơi mây giăng, nắng đổ

Được coi là “linh sơn” của người Việt, dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy song song với bờ biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trở thành đường biên giới tự nhiên của hai nước Việt Nam - Lào. Phần núi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được gọi là Trường Sơn Bắc, nhiều núi cao từ 1.500 - 2.000m trở lên với những địa danh đã gắn bó với bước chân của người chiến sĩ Biên phòng như Rào Có, Keo Nưa, Giăng Màn...

Trung tướng Phạm Kiệt: Một bản lĩnh, một nhân cách lớn

Trung tướng Phạm Kiệt: Một bản lĩnh, một nhân cách lớn

Trong đội ngũ tướng lĩnh Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc từ 1945-1975, Trung tướng Phạm Kiệt là một vị tướng đặc biệt. Điều đặc biệt đó, không chỉ vì ông là Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ huyền thoại, khiến kẻ thù khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên Tê-đơ (T.deux, T2, bí danh của đồng chí Phạm Kiệt), một học trò gần gũi của Bác Hồ, được Người dành cho tình cảm và niềm tin đặc biệt, được Người tặng cho 3 bảo vật vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - 1954, mà ở ông, còn có mối quan hệ sâu sắc và thân tình với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, một nhân duyên lớn, mẫu mực về tình bạn chiến đấu, tình cảm chân thật, trọn vẹn nghĩa tình của ba vị tướng - ba con người huyền thoại...

ZALO