Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ tư, 03/07/2024 12:08 GMT+7
Nâng niu, trân trọng tinh hoa văn hóa dân tộc

Nâng niu, trân trọng tinh hoa văn hóa dân tộc

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.

Hòa cùng nhịp đập với trái tim Điện Biên

Hòa cùng nhịp đập với "trái tim" Điện Biên

Thực hiện kế hoạch của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), thời gian qua, các cơ quan, đơn vị BĐBP trên cả nước đã và đang ra sức thi đua lập thành tích, tích cực phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn khu vực biên giới, biển đảo, tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giáo dục truyền thống, an sinh xã hội. Qua đó, bồi đắp thêm cho cán bộ, chiến sĩ lòng tự hào về truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, khát vọng cống hiến, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Cánh chim không mỏi gắn bó với biên cương

Cánh chim không mỏi gắn bó với biên cương

Trong suốt hơn 60 năm cầm bút, cố nhà văn-nhà báo Trần Hữu Tòng, nguyên phóng viên Báo Công an nhân dân vũ trang (nay là Báo Biên phòng) đã có hàng trăm tác phẩm văn học và báo chí đã được xuất bản. Những tác phẩm của ông ngồn ngộn chất liệu của đời binh nghiệp gắn bó với biên cương và BĐBP, trong đó, nổi bật nhất là tập truyện ký “Bên dòng Păng Pơi” viết về liệt sĩ Trần Văn Thọ - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của BĐBP.

Bảo tàng Điện Biên Phủ: Nơi lưu giữ giá trị lịch sử lừng lẫy năm châu
Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Trung tướng Đinh Văn Tuy - Trọn đời với sự nghiệp Biên phòng

Những người sống và làm việc bên ông ở bất cứ giai đoạn nào cũng có chung một nhận xét: "Ông là người bao giờ cũng tận tụy, hết lòng với nhiệm vụ được giao". Nếu nói tổng quát: "Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông quy tụ lại bằng các từ: Miệt mài, sâu sát và quyết đoán" cũng không phải phân vân là quá lời.

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Thiếu tướng Huỳnh Thủ - Người hết lòng vì thế trận Biên phòng

Lịch sử qua đi như dòng chảy không ngừng trên con sông thời gian vô tận. Có những sự việc, có những con người tưởng như đã lui vào dĩ vãng, nhưng trí nhớ con người đánh thức ta luôn nhớ về những người có công. Vì thế, nhìn lại quá khứ tuy chỉ thấy được những điểm đậm nét, các chi tiết thường bị phôi pha, song ký ức còn đọng lại ở mỗi con người, ở lịch sử thì rất cụ thể và sâu sắc. Trường hợp Thiếu tướng Huỳnh Thủ cũng vậy. Gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó 25 năm gắn bó với biên cương, với lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) dấu ấn ông để lại là hình ảnh sâu đậm luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người.

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ - Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân vũ trang

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ - Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân vũ trang

LTS: Trải qua gần 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân vũ trang trước đây, Bộ đội Biên phòng ngày nay luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó. Toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng đã hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lần thứ nhất - 1979, lần thứ hai - 2009) và được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, ba Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Độc lập hạng Nhì, hai Huân chương Quân công hạng Nhất, một Huân chương Quân công hạng Ba, ba Huân chương Lao động; nhiều đơn vị, cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và được nhận nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước.

Bảo tàng Biên phòng- nơi lưu giữ lịch sử truyền thống của BĐBP

Bảo tàng Biên phòng- nơi lưu giữ lịch sử truyền thống của BĐBP

Bảo tàng Biên phòng được thành lập ngày 15/10/1968, là Bảo tàng hạng 2, cấp quốc gia, loại hình Bảo tàng chuyên ngành lịch sử quân sự của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), trực thuộc Cục Chính trị BĐBP. Bảo tàng Biên phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử truyền thống, văn hóa, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của BĐBP trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong ký ức nhà bom

Trong ký ức nhà bom

Hơn 20 năm qua, có một người đàn ông đã đi sưu tầm kỷ vật chiến tranh để dựng nên ngôi nhà bằng hơn 300 vỏ bom đạn các loại gần Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Ngôi nhà bom này như một bảo tàng nhỏ lưu giữ những kỷ vật chiến tranh, đồng thời, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về chiến tranh cũng như sự mất mát của dân tộc.

Một ngày ở nơi lưu giữ những kỷ vật thời chiến

Một ngày ở nơi lưu giữ những kỷ vật thời chiến

Bằng sự kết hợp giữa trưng bày các hiện vật và tổ chức các hoạt động đa dạng, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại thành phố (TP) Hồ Chí Minh đang thu hút hàng ngàn khách tham quan. Bởi nơi đây lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 kỷ vật của các chiến sĩ cách mạng, người dân… đã tham gia và hy sinh trong các cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, độc lập tại Việt Nam.

48 năm thống nhất đất nước: Gìn giữ kỷ vật của Mùa Xuân Đại thắng
2022 - Năm của những đỉnh cao thể thao

2022 - Năm của những đỉnh cao thể thao

Năm 2022 là một năm rất đáng nhớ với cả thể thao trong nước và thể thao quốc tế khi nhiều sự kiện lớn diễn ra, để lại ấn tượng sâu đậm cùng những cột mốc mới được chinh phục.

Đổi mới việc biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng trong BĐBP Quảng Trị

Đổi mới việc biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng trong BĐBP Quảng Trị

Thời gian qua, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP Quảng Trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và triển khai thực hiện quyết liệt. Bên cạnh đó, việc tăng cường giáo dục lịch sử truyền thống đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên trong BĐBP Quảng Trị, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Xây dựng ý thức vươn lên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ từ công tác giáo dục truyền thống

Xây dựng ý thức vươn lên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ từ công tác giáo dục truyền thống

Nhằm giúp bộ đội nâng cao nhận thức, trân trọng những giá trị lịch sử mà ông cha đã dày công vun đắp, thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác giáo dục truyền thống cho bộ đội. Từ đó, xây dựng ý thức tự giác, tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Bảo tồn và phát huy văn hóa sử thi Tây Nguyên

Bảo tồn và phát huy văn hóa sử thi Tây Nguyên

Cùng với cồng chiêng, sử thi là di sản đặc trưng, linh hồn của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Nghệ thuật văn chương này được sáng tạo, tích lũy lâu đời, ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Tuy nhiên, người hát kể sử thi vơi đi, những đêm khan huyền thoại cũng dần vắng bóng trong các buôn làng Tây Nguyên. Cứ như vậy, sử thi từng bước ra khỏi cộng đồng, chẳng bao lâu nữa nghệ thuật văn chương đặc biệt này chỉ còn trong sách.

ZALO