Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 29/06/2024 12:11 GMT+7

Từ khóa: "tập thơ"

Giới thiệu hai cuộc thi tìm hiểu về 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị

Giới thiệu hai cuộc thi tìm hiểu về 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị

Chiều 27/6, tại Hà Nội, Ban Thanh niên Quân đội phối hợp với Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) và Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức chương trình gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí, giới thiệu về hai cuộc thi: Tìm hiểu truyền thống "80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân"; Tìm hiểu 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhằm tạo bước đột phá trong công tác tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới

Nhằm tạo bước đột phá trong công tác tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới

Hội thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024 do BĐBP Quảng Bình tổ chức trong 2 ngày 13 và 14/6 với chủ đề “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh” được đánh giá là đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, giúp trau dồi kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tạo sự lan tỏa tích cực trong cán bộ, chiến sĩ đơn vị và nhân dân trên địa bàn biên giới.

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Người góp phần làm khởi sắc bản biên giới Mùa Xuân

Từ trung tâm xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng Bắc trên con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi chừng hơn 20km là đến bản Mùa Xuân của người dân tộc Mông. Năm 1992, người Mông từ xã Pù Nhi, huyện Mường Lát di cư về đây sinh sống. Người có uy tín của bản Mùa Xuân - Thao Văn Dia kể, khi theo gia đình về đây, anh chưa đầy 10 tuổi, không nhớ ai đã đặt tên cho bản, nhưng bà con trong bản và anh rất ưng cái bụng vì sau bao năm tháng quây tụ, đoàn kết, gắn bó, cần cù lao động, vượt qua khó khăn, đến nay, bản đã phát triển khởi sắc, bình yên đúng như cái tên Mùa Xuân.

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Người chỉ huy luôn gắn kết lý luận và thực tiễn

Tôi biết Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ khi ông còn là sinh viên khóa II những năm 1978 - 1983, Đại học Công an nhân dân vũ trang, sau này là Đại học Biên phòng, nay là Học viện Biên phòng. Ấn tượng in đậm trong tâm trí tôi, ấy là lúc ông và những sinh viên giỏi nhất của khóa II, bảo vệ xuất sắc luận văn tốt nghiệp và sau đó được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Vào thời điểm ấy, nhìn ông và một số đồng niên, đồng ngũ cùng bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tôi thầm nghĩ, ông còn tiến xa trên con đường binh nghiệp, công danh của mình. Và quả nhiên, hai mươi chín năm sau ngày tốt nghiệp ra trường, ông đã là vị tướng Biên phòng với đầy đủ học hàm, học vị (Phó Giáo sư, Tiến sỹ) và danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.

Các đơn vị BĐBP sôi nổi tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024

Các đơn vị BĐBP sôi nổi tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024

Từ ngày 14 đến 21/6, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên trẻ năm 2024, với chủ đề “Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh”. Đây là dịp để cán bộ, đoàn viên, thanh niên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, giao lưu, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền trong BĐBP. Đồng thời, thông qua hội thi, các đơn vị lựa chọn, thành lập đội tuyển, tổ chức bồi dưỡng, ôn luyện để tham gia dự thi cấp Bộ Tư lệnh BĐBP.

Học tập Bác Hồ cách sử dụng ngôn ngữ quần chúng trong tác phẩm báo chí

Học tập Bác Hồ cách sử dụng ngôn ngữ quần chúng trong tác phẩm báo chí

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khai sinh, đặt nền móng và định hướng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã coi báo chí là vũ khí đấu tranh cách mạng, là công cụ đấu tranh giai cấp sắc bén. Hiểu rõ giá trị và khả năng tiềm tàng của tiếng nói dân tộc, vì vậy, Người đã khai thác và sử dụng một cách triệt để ngôn ngữ của quần chúng nhân dân vào trong bài báo của mình để đạt được mục đích tuyên truyền, giáo dục, có sức thuyết phục và lan tỏa sâu rộng.

Từ trang báo đến cuộc đời

Từ trang báo đến cuộc đời

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà lãnh tụ cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa kiệt xuất, mà còn là nhà báo giỏi. Ngày 21/6/1925, Bác Hồ đã sáng lập ra tờ báo “Thanh niên” tại Quảng Châu (Trung Quốc). Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là vũ khí sắc bén để Người tuyên truyền, giác ngộ và giáo dục quần chúng. Trong khoảng 50 năm cầm bút, Bác Hồ là tác giả của hàng nghìn bài báo với hơn một trăm bút danh. Trong căn nhà sàn giản dị của Bác còn lưu giữ những tập báo Bác đang đọc dở, với chiếc bút chì đỏ, Bác đánh dấu vào bài viết về những con người làm việc tốt để kịp thời gửi tặng Huy hiệu của Người.

Báo Công an nhân dân vũ trang góp phần khích lệ khí thế thi đua

Báo Công an nhân dân vũ trang góp phần khích lệ khí thế thi đua

Một thời gian dài, trên Báo Công an nhân dân vũ trang (nay là Báo Biên phòng), mục thi đua luôn được đăng trên trang nhất, bao gồm danh sách hoặc hình ảnh những cá nhân, đơn vị tiêu biểu của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP). Danh sách các đồng chí được Bác Hồ tặng huy hiệu cũng thường được đăng rất trang trọng. Cách làm hay, những chiến công của các đơn vị được viết lại khá chi tiết để tạo không khí lan tỏa trong toàn quân.

Đừng để thờ ơ, vô cảm trở thành căn bệnh ung thư tâm hồn ở thế hệ trẻ (kỳ 1)

Đừng để “thờ ơ, vô cảm” trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn” ở thế hệ trẻ (kỳ 1)

Cùng với sự phát triển của xã hội và ảnh hưởng đa chiều của công nghệ số, mạng xã hội, những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực đang dần bị mai một ở một bộ phận giới trẻ hiện nay; trong đó có tình yêu thương, tình đồng loại, thái độ xã hội và trách nhiệm với cộng đồng hay chỉ đơn giản là sự đồng cảm giữa con người với con người. Một bộ phận giới trẻ nước ta hiện nay đã viện dẫn những xu hướng mang tính cá biệt để biện minh cho sự thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, thực dụng, ngại va chạm và chỉ nghĩ đến bản thân của mình.

BĐBP Quảng Bình: Thi tuyên truyền viên trẻ năm 2024
Trải nghiệm A Nôr - làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam

Trải nghiệm A Nôr - làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam

Làng A Nôr được Hiệp hội Du lịch Việt Nam lựa chọn là một trong 3 làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Đó là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững.

Hàng trăm triệu trẻ em phải mưu sinh

Hàng trăm triệu trẻ em phải mưu sinh

Trong thống kê được công bố gần đây, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, hiện có khoảng 160 triệu trẻ em trên khắp thế giới đang phải từ bỏ tuổi thơ của mình để làm các công việc mưu sinh. Trong đó, rất nhiều trẻ em phải bỏ học vì không đủ điều kiện đi học, phải đi làm xa gia đình, lao động chui ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các mỏ khai thác khoáng sản bất hợp pháp và đối diện với các mối nguy hiểm về bạo lực thể xác lẫn tinh thần.

Không để thế lực thù địch lợi dụng trẻ em

Không để thế lực thù địch lợi dụng trẻ em

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch đã sử dụng mọi thủ đoạn, lôi kéo mọi lực lượng nhằm kích động, tạo sóng ngầm, gây mất ổn định chính trị. Trẻ em - những thế hệ măng non của đất nước cũng được chúng sử dụng để thực hiện mưu đồ chính trị này. Trong khi nhiều trẻ em được sinh sống, học tập, vui chơi lành mạnh, được ôm ấp, chở che trong vòng tay yêu thương của gia đình, thì cũng đã có những trẻ em vô tình bị lợi dụng để phục vụ cho ý đồ chính trị của các thế lực phản động. Trẻ em đã và đang bị kẻ xấu lợi dụng như thế nào? Vì sao chúng lại lợi dụng trẻ em để chống phá đất nước? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Giáo dục di sản trong học đường: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Giáo dục di sản trong học đường: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Triển khai Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có nội dung đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoại khóa tại các nhà trường, nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú đã tổ chức các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ cho học sinh, mang lại hiệu quả thiết thực.

Mùa vải buồn của người dân Đắk Lắk

Mùa vải buồn của người dân Đắk Lắk

Hiện nay, do thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa, đậu quả của nhiều vườn vải thiều trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khiến cho vải mất mùa, thiệt hại lớn về kinh tế cho hàng trăm hộ nông dân.

ZALO