Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ tư, 03/07/2024 10:16 GMT+7

Từ khóa: "tủ sách cộng đồng"

Nhiều hoạt động thiết thực trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2024

Nhiều hoạt động thiết thực trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2024

Triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với tổ chức Đoàn địa phương, các nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần hỗ trợ người dân nghèo, xây dựng cảnh quan môi trường khu vực biên giới xanh, sạch, đẹp.

Trung tướng Phạm Huy Tập - Trưởng thành từ người lính Trinh sát

Trung tướng Phạm Huy Tập - Trưởng thành từ người lính Trinh sát

Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất bồi ven sông Hồng, thôn Tử Lý, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Các bậc cao niên trong làng kể lại rằng, từ thời xa xưa, người dân vùng đất này đã phải "sống ngâm da, chết ngâm xương". Hằng năm, từ tháng 5 đến tháng 9, nước sông Hồng dâng cao, vùng quê ông ngập trong nước. Ông cũng đã từng được chứng kiến làng quê phải "oằn mình" chống chọi với hai trận lụt "lịch sử", đó là vào năm 1969 và năm 1971.

Xây dựng mô hình Bản sáng vùng biên ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên” ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa

Ngày 13/5, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên” ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy; cấp trưởng, chính trị viên các đơn vị cơ sở trong BĐBP tỉnh. Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.

Giấc mơ trở thành hiện thực nơi biên giới Châu Khê

Giấc mơ trở thành hiện thực nơi biên giới Châu Khê

Sau nhiều năm mong chờ, hàng trăm hộ dân ở các bản Khe Bu, Khe Nà và cụm dân cư Khe Nóng (xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Có điện “về”, cuộc sống của người dân sống giữa đại ngàn Pù Mát khởi sắc về mọi mặt.

Lan tỏa văn hóa đọc đến với học sinh vùng dân tộc thiểu số

Lan tỏa văn hóa đọc đến với học sinh vùng dân tộc thiểu số

Sách vốn là kho tàng tri thức quý giá, vô tận của nhân loại. Đọc sách giúp mỗi người bồi đắp kiến thức, nâng cao kỹ năng về mọi lĩnh vực của đời sống, đồng thời, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm lan tỏa văn hóa đọc, phát triển Ngày hội đọc sách đến với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cũng từ chủ trương này, Ngày hội sách và văn hóa đọc đã phát triển rộng rãi, không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn mà có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024
Kết hợp các biện pháp nghiệp vụ với nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng, chống các loại tội phạm

Kết hợp các biện pháp nghiệp vụ với nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng, chống các loại tội phạm

Trong những năm qua, tình hình ở khu vực biên giới biển của tỉnh Cà Mau cơ bản ổn định. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và các tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Trước thực trạng này, song song với việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, BĐBP Cà Mau đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là nâng cao ý thức của bà con trong đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy.

Quảng Trị: Phát động Chương trình Sách và văn hóa đọc biên giới vùng cao năm 2024
Tháng Ba biên giới ở Quảng Trị

"Tháng Ba biên giới" ở Quảng Trị

“Biên giới, biển, đảo trong trái tim tôi” là chủ đề của chương trình “Tháng Ba biên giới” tại tỉnh Quảng Trị do Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị và Thành Đoàn, Hội LHTN Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện diễn ra trong các ngày 28-29/3/2024.

Người Chứt một lòng ơn Đảng

Người Chứt một lòng ơn Đảng

32 năm - quãng thời gian quá ngắn so với lịch sử phát triển của một cộng đồng người, nhưng với người Chứt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh thì đó là quãng thời gian từ tối tăm bước ra ánh sáng. Được BĐBP Hà Tĩnh phát hiện vào năm 1991, kể từ đó, ngày đêm những người lính Biên phòng cắm bản, kiên trì, bền bỉ, cầm tay chỉ việc, dựng nhà, khai hoang, trồng lúa, chăn nuôi, xây dựng cuộc sống mới. Ý Đảng, lòng dân bền chặt suốt 32 mùa Xuân bên dãy núi Ka Đay hùng vĩ.

Quân dân sum vầy vui Xuân Biên phòng

Quân dân sum vầy vui Xuân Biên phòng

Tiếp tục các hoạt động chăm lo Tết cho nhân dân khu vực biên giới, biển, đảo, những ngày này,  trên các tuyến biên giới, BĐBP các tỉnh, thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể đồng loạt tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Đây là ngày hội lớn được những người lính Biên phòng và các đơn vị đồng hành tổ chức cho đồng bào các dân tộc nơi biên giới trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, là hành trình từ trái tim đến với niềm tin và cũng là sự gửi gắm của những tấm lòng nơi miền xuôi đến với những người đang ngày đêm giữ vững phên dậu của Tổ quốc.

Tủ sách pháp luật - kho tri thức của quân và dân ở khu vực biên giới

Tủ sách pháp luật - kho tri thức của quân và dân ở khu vực biên giới

Việc đưa sách, báo, tạp chí đến với cán bộ, chiến sĩ BĐBP và đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến vùng cao biên giới. Đồng thời, xóa dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền xuôi và miền núi, củng cố tình đoàn kết quân - dân, giữ gìn an ninh trật tự nơi biên cương của Tổ quốc.

Mùa dã quỳ bừng biên giới Gia Lai

Mùa dã quỳ bừng biên giới Gia Lai

Theo thống kê của Ủy ban biên giới quốc gia, tỉnh Gia Lai có 90km đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia, trải dài trên địa bàn bảy các xã Ia O, Ia Chía, thuộc huyện Ia Grai; xã Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn thuộc huyện Đức Cơ; xã Ia Púch, Ia Mơ thuộc huyện Chư Prông. Trên mọi nẻo đường ra biên giới những ngày đông, hoa dã quỳ cứ rực rỡ và hồn nhiên như cô gái Tây Nguyên hừng hực sức sống. Và sức sống bền bỉ của loài hoa ấy đã tô điểm cho biên giới đỡ khô cằn trong những ngày khô khát, trải dài trên các triền núi, bám theo các lối mòn, để màu hoa bên cột mốc biên cương như thảm vàng níu chân người dùng dằng chẳng nỡ về xuôi.

Tăng cường công tác tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Tăng cường công tác tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Thực hiện Tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trong Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 8 hội nghị truyền thông, vận động tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Qua đó, đã có 1.654 học sinh được cung cấp thông tin để hiểu hơn về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, kết hợp với tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Tích cực thực hiện Dự án 6 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tích cực thực hiện Dự án 6 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo báo cáo của tỉnh Lâm Đồng, năm 2023, tỉnh đã tiến hành nhiều hoạt động thực hiện Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

ZALO